Hạn mức tối đa trả bảo hiểm tiền gửi tăng thêm 50 triệu đồng

Hạn mức trả tối đa bảo hiểm tiền gửi tăng thêm 50 triệu đồng

Hạn mức trả tối đa bảo hiểm tiền gửi tăng thêm 50 triệu đồng

Theo quy định của Luật, số tiền tối đa tổ chức bảo hiểm tiền gửi trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm, gồm cả gốc và lãi là 125 triệu đồng.

Bảo hiểm tiền gửi nâng hạn mức lên tối đa 125 triệu đồng

Ông Lê Minh Khái – Phó Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 32/2021/QĐ-TTg về hạn mức trả tiền bảo hiểm, quy định về hạn mức trả tiền bảo hiểm của tổ chức bảo hiểm tiền gửi đối với người được bảo hiểm tiền gửi.

Theo đó, số tiền tối đa tổ chức bảo hiểm tiền gửi trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm theo quy định của Luật Bảo hiểm tiền gửi, bao gồm cả gốc và lãi của một người tại một tổ chức tham gia loại hình bảo hiểm này khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm là 125 triệu đồng. Trong khi trước đó, quy định tại Quyết định số 21/2017/QĐ-TTg là 75 triệu đồng).

Quyết định 32/2021/QĐ-TTg sẽ có hiệu lực từ ngày 12/12/2021. Quyết định này thay thế Quyết định số 21/2017/QĐ-TTg ngày 15/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về hạn mức trả tiền bảo hiểm.

Như vậy, so với mức 75 triệu đồng kéo dài từ năm 2017, hạn mức của loại hình bảo hiểm này đã tăng thêm 50 triệu đồng.

“Bảo hiểm tiền gửi là sự bảo đảm hoàn trả tiền gửi cho người được bảo hiểm tiền gửi trong hạn mức trả tiền bảo hiểm khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền hoặc phá sản”.

Riêng đối với các khoản tiền gửi đã phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm nhưng chưa được chi trả theo quy định tại Luật Bảo hiểm tiền gửi trước ngày 12/12/2021, hạn mức trả tiền bảo hiểm thực hiện theo quy định tại Quyết định số 21/2017/QĐ-TTg ngày 15/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về hạn mức trả tiền bảo hiểm, là 75 triệu đồng.

Đây là loại hình bảo hiểm đối với hoạt động ngân hàng. Loại hình này xuất hiện rất sớm ở nhiều nước.

Ghi nhận thực tế cho thấy, khi loại bảo hiểm này ra đời, hoạt động có hiệu quả thì số lượng các ngân hàng bị tuyên bố phá sản đã giảm đi rõ rệt. Bảo hiểm tiền gửi đã góp phần ngăn chặn sự đổ vỡ mang tính dây chuyền trong hệ thống ngân hàng, góp phần duy trì sự phát triển ổn định, an toàn cho các tổ chức tín dụng.

Cũng nhờ có bảo hiểm tiền gửi, quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền được bảo đảm. Các tổ chức tín dụng cũng tạo dựng được niềm tin cho người gửi tiền. Vì thế, các tổ chức tín dụng huy động được nhiều vốn nhàn rỗi trong xã hội để cho vay và làm các dịch vụ ngân hàng khác, hoạt đọng hiệu quả hơn.

Ở Việt Nam, bảo hiểm tiền gửi bắt đầu áp dụng vào năm 1994 theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ tài chính số 101/QĐ/BTC ngày 01/2/1994. Sau đó, nhận thức được tầm quan trọng của loại hình bảo hiểm này đối với hoạt động ngân hàng trong thời kì mới, ngày 12/12/1997 Quốc hội đã ban hành Luật các tổ chức tín dụng, trong đó quy định:

“Tổ chức tín dụng có trách nhiệm tham gia tổ chức tổ chức bảo toàn hoặc bảo hiểm tiền gửi; mức bảo toàn hoặc bảo hiểm tiền gửi do Chính phủ quy định”.

Cát Anh (T/h)

Exit mobile version