Hàng loạt lãnh đạo cấp cao của Sông Đà 11 từ nhiệm

Hàng loạt lãnh đạo cấp cao của Sông Đà 11 từ nhiệm

Một loạt lãnh đạo cấp cao của CTCP Sông Đà 11 đã gửi đơn từ nhiệm lên công ty.

CTCP Sông Đà 11 nhận đơn từ nhiệm của nhiều lãnh đạo cấp cao

Theo chia sẻ của CTCP Sông Đà 11 (SJE), doanh nghiệp đã nhận được đơn từ nhiệm của hàng loạt lãnh đạo cấp cao.

Cụ thể, ngày 29/9, với lý do không sắp xếp được thời gian cho công việc, ông Trần Văn Ngư đã từ nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) nhiệm kỳ 2019 – 2024.

Cùng ngày, ông Phạm Viết Cường viết đơn xin từ nhiệm Thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2019 – 2024 vì lý do cá nhân. 

Ngoài ra, 2 cán bộ cấp cao khác là ông Nguyễn Vũ Hải – Trưởng ban kiểm soát và bà Trần Thị Hằng – thành viên Ban kiểm soát cũng có đơn từ nhiệm gửi lên công ty.

Thoái vốn khỏi SJE trước khi từ nhiệm

Đáng nói, trước khi từ nhiệm, ngày 5/8, Phó Chủ tịch HĐQT Trần Văn Ngư đã hoàn tất bán ra toàn bộ 1,6 triệu cổ phiếu SJE, tương đương với 7,37% vốn điều lệ.

Ông Phạm Viết Cường, Thành viên HĐQT và vợ cũng có động thái tương tự. Theo đó, trong giai đoạn từ cuối tháng 7 đến đầu tháng 9/2022, ông và vợ đã bán lần lượt 173.000 và 241.000 cổ phiếu SJE.

Diễn biến cổ phiếu của Sông Đà 11.

Trong khi đó, bà Trần Thị Hằng và người anh của mình đã bán ra gần hết số cổ phiếu đang nắm giữ là 680.000 cổ phiếu. 

Đầu tháng 8, ông Nguyễn Vũ Hải và vợ cũng đồng thời chuyển nhượng xong hết số cổ phiếu đang sở hữu.

Hoạt động kinh doanh của SJE không mấy khả quan

Lũy kế nửa đầu năm 2022, doanh thu của Sông Đà 11 báo đạt 433 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm 2021 tăng nhẹ 8%. Lợi nhuận sau thuế tăng 117% so với cùng kỳ, thu về 61,4 tỷ đồng.

Theo chia sẻ của lãnh đạo Sông Đà 11, cạnh tranh tại thị trường xây lắp điện ngày càng quyết liệt. Việc triển khai đầu tư các dự án của ngành điện cũng trong tình cảnh hạn chế, khiến cho công tác đấu thầu, trúng thầu của đơn vị bị ảnh hưởng.

Chưa kể, hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty con do SJE sở hữu 100% vốn điều lệ – Công ty TNHH MTV Sông Đà 11 Thăng Long rất khó khăn. Nhiều công trình không có vốn thi công, chậm tiến độ.

Thông tin trên báo Công Luận, hoạt động kinh doanh của Sông Đà 11 trong quý II (theo báo cáo kinh doanh) ghi nhận khoản tăng trưởng đột biến về lợi nhuận đến từ thương vụ nhượng lại mỏ đá tại Hòa Bình. Khoản lợi nhuận lên tới 31,26 tỷ đồng, so với cùng kyef 2021 tăng 556%. Trong khi hoạt động kinh doanh chính của công ty chỉ là 15,27 tỷ đồng. Thậm chí, tổng lợi nhuận 6 tháng đầu năm từ mảng kinh doanh cốt lõi của công ty âm 6 tỷ đồng.

Exit mobile version