Hộ khẩu là gì? Thủ tục xin cấp sổ hộ khẩu cần biết

Hộ khẩu là gì? Thủ tục xin cấp sổ hộ khẩu cần biết

Cùng Vimoney tìm hiểu khái niệm hộ khẩu là gì? thủ tục cấp sổ hộ khẩu cần biết… trong bài viết dưới đây.

Khái niệm hộ khẩu là gì?

Trong rất nhiều hoạt động pháp lý chúng ta phải sử dụng đến hộ khẩu hoặc nghe đến cụm từ như nhân khẩu, tách nhập khẩu… Thế nhưng, sổ hộ khẩu là gì thì không phải ai cũng hiểu và định nghĩa được.

Sổ hộ khẩu là gì? Để hiểu được khái niệm này, chúng ta cần phải hiểu được hộ khẩu là gì? Đây là một phương pháp Nhà nước dùng để quản lý dân số, việc di chuyển sinh sống của công dân Việt Nam.

Hiểu nôm nao, chế độ hộ khẩu của nước ta nhằm kiểm soát trật tự xã hội, quản lí kinh tế đất nước. Chế độ hộ khẩu được sử dụng chủ yếu ở Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Việt Nam cùng một số các quốc gia khác.

Ở các quốc gia khác, Chính phủ cũng có các loại giấy tờ xác định nơi cư trú của công dân tương tự như hộ khẩu. Cụ thể, Hoa Kỳ quản lý công dân qua các “mã số công dân”. Trong khi đó, các nước EU thống nhất sử dụng “hộ chiếu EU”, được hợp nhất bởi 4 loại giấy tờ: Hộ khẩu, hộ tịch, hộ chiếu theo cách gọi ở Việt Nam và CMND.

Tại Việt Nam, Công an là bộ phận cấp sổ hộ khẩu. Hoạt động thay đổi hộ khẩu diễn ra khi có sự thay đổi chỗ ở, nhân sự, các vấn đề liên quan đến quyền lợi như phân chia nhà ở, ruộng đất, việc làm, giấy tờ… Một số thủ tục có thể sẽ phải thực hiện như tách, nhập, khai báo tạm trú, tạm vắng…

Hộ khẩu phiên ra tiếng Anh

Hộ khẩu tiếng Anh là: Household. Tuy nhiên, có ít nhất các cách dịch từ hộ khẩu sang tiếng Anh như sau:

Những hoạt động cần sử dụng sổ hộ khẩu

Sổ hộ khẩu được sử dụng trong nhiều hoạt động pháp lý khác nhau, có thể kể đến như:

– Xác định nơi cư trú: Trong sổ hộ khẩu có các thông tin về chủ hộ cùng các thành viên trong gia đình. Bởi vậy, sổ hộ khẩu thể hiện được nơi cư trú của cá nhân thường xuyên sinh sống. Nếu không xác định được nơi ở thì trong một vài trường hợp, sổ hộ khẩu sẽ là bằng chứng về nơi cư trú mà người đó đang sinh sống.

– Quyền chuyển nhượng, mua bán và sở hữu đất: Khi nhận thừa kế, sổ hộ khẩu sẽ là giấy tờ chứng nhận, văn bản pháp lý. Các trường hợp liên quan đến quyền sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất thì sổ hộ khẩu còn đảm bảo thi hành án.

– Các thủ tục hành chính và giấy tờ: Do là một loại giấy tờ pháp lý nên sổ hộ khẩu cần trong các thủ tục đăng kí thường trú, tạm trú, cấp đổi sổ hộ khẩu, chuyển tách hộ khẩu, xóa hay xác nhận đăng kí thường trú…

Các thủ tục hành chính liên quan giấy phép kinh doanh, hộ chiếu, đăng kí kết hôn, chứng minh nhân dân, khai sinh, khai tử, hồ sơ xin việc… đều cần được chứng thực bởi sổ hộ khẩu.

Thủ tục xin cấp sổ hộ khẩu

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ đăng ký thường trú và để được cấp sổ hộ khẩu gồm:

– Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu (bản sao chứng thực);

– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;

– Bản khai nhân khẩu;

– Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.

Nếu cá nhân, hộ gia đình chuyển hộ khẩu từ địa phương khác và nằm ngoài phạm vi xã, phường, thị trấn đó thì cần phải có giấy chuyển hộ khẩu được cấp bởi cơ quan công an nơi cư trú trước đó.

Nếu muốn cấp sổ hộ khẩu sau khi tách khẩu và có chỗ ở hợp pháp trong cùng địa phương, xã, thị trấn thuộc huyện thì cần thêm sổ hộ khẩu gia đình bản gốc.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền.

Đơn vị tiếp nhận giấy tờ cấp sổ hộ khẩu

Theo quy định pháp luật, Công an quận, huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền đăng ký thường trú tại quận, huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương.

Công an xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh có thẩm quyền đăng ký thường trú tại các xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh.

Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền đăng ký thường trú tại thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Tiếp nhận hồ sơ

Nếu hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì bộ phận tiếp nhận phải tiếp nhận và viết phiếu hẹn giao cho người đến nộp hồ sơ. Trường hợp không đầy đủ hoặc không hợp lệ, cần viết giấy để hướng dẫn. Trường hợp không thuộc thẩm quyền giải quyết, hướng dẫn họ liên quan đến đơn vị đủ thẩm quyền.

Bước 3: Xử lý hồ sơ và trả kết quả

Trường hợp nội dung hồ sơ phù hợp với quy định của pháp luật,

Cán bộ, công chức có trách nhiệm xử lý hồ sơ theo đúng pháp luật quy định hiện hành và cấp sổ hộ khẩu khi hồ sơ phù hợp theo quy định. Cụ thể, trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải cấp sổ hộ khẩu cho người đã nộp hồ sơ đăng ký thường trú. Nếu không cấp, cơ quan chức năng phải trả lời công dân bằng văn bản, nêu rõ lý do không cấp sổ hộ khẩu.

Exit mobile version