Hợp đồng thông minh là gì? Các thông tin cần biết về Smart Contract trong blockchain

Hợp đồng thông minh là gì? Các thông tin cần biết về Smart Contract trong blockchain

Với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ và không ngừng đổi mới hiện nay của công nghệ blockchain thì một trong những yếu tố tạo nên sự khác biệt vượt trội cho lĩnh vực mới mẻ này chính là nhờ vào Hợp đồng thông minh (Smart Contract).

Vậy hợp đồng thông minh là gì? Những ứng dụng của hợp đồng thông minh trong lĩnh vực tài sản kỹ thuật số ra sao? Cùng ViMoney tìm hiểu ngay bây giờ nhé!

1. Hợp đồng thông minh là gì?

Hợp đồng thông minh là một hợp đồng giữa người mua và người bán trong đó các điều khoản thực hiện được viết trực tiếp thành các dòng mã hóa và được lưu trữ trên mạng blockchain phân tán, phi tập trung. Các mã này sẽ kiểm soát, theo dõi việc thực hiện các giao dịch và không cho phép chúng sửa chữa dữ liệu.

Các hợp đồng thông minh giúp hỗ trợ thực hiện các thỏa thuận một cách tin cậy, tự động hóa, đảm bảo tính minh bạch và độ bảo mật cao cho các bên tham gia mà không cần sự can thiệp của cơ quan quản lý, hệ thống pháp luật hay bất kỳ một cơ chế thực thi thứ 3.

Thông thường, các “Smart contract” được hoạt động dựa trên 4 yếu tố sau: chủ thể hợp đồng, các điều khoản thỏa thuận, chữ ký số và nền tảng phân quyền.

Các hợp đồng thông minh được phát triển, phân phối và quản lý dựa trên rất nhiều cấu trúc nền tảng khác nhau. Chúng có thể được lưu trữ như một phần của công nghệ blockchain hay sổ cái phân tán và được tích hợp thông qua cơ chế thanh toán và trao đổi kỹ thuật số khác nhau như bitcoin hay các loại tài sản kỹ thuật số khác.

Khác với tên gọi của mình, Hợp đồng thông minh không phải là hợp đồng được triển khai nhằm đưa ra các ràng buộc về mặt pháp lý. Chức năng chính của chúng là thực hiện việc lập trình logic, thực hiện các tác vụ, nghiệp vụ, quy trình hay giao dịch khác nhau nhằm đáp ứng một tập hợp các điều kiện nhất định. Các bước pháp lý phải được thực hiện nhằm liên kết với các thỏa thuận được ràng buộc về mặt pháp lý giữa các bên liên quan.

2. Sự ra đời của Hợp đồng thông minh

Năm 1994, một nhà khoa học máy tính người Mỹ có tên là Nick Szabo đã lần đầu tiên đưa ra khái niệm hợp đồng thông minh. Sau đó, đến năm 1998, ông đã phát minh ra một loại tiền mã hóa và đặt tên là “Bit Gold” – đồng tiền ảo ra đời trước bitcoin 10 năm. Vẫn có nhiều lời đồn đoán xung quanh việc Szabo chính là Satoshi Nakamoto – nhà phát minh bitcoin ẩn danh nhưng ông đều lên tiếng phủ nhận.

Theo định nghĩa của Szabo, hợp đồng thông minh là các giao thức giao dịch các điều khoản của hợp đồng được mã hóa. Ông cho rằng đây là một công cụ hiệu quả nhằm tối ưu hóa và tăng tính bảo mật thông qua việc kết hợp các giao thức khác nhau nhằm hỗ trợ người dùng tiếp cận công nghệ blockchain một cách dễ dàng hơn.

Bên cạnh đó, Szabo cũng đề cập đến tính ứng dụng rộng rãi của smart contract trong lĩnh vực đời sống có liên quan đến vấn đề thỏa thuận hợp đồng như hệ thống xử lý thanh toán, quản lý bản quyền nội dung, hệ thống tín dụng, quản lý hệ thống giáo dục,…

3. Cách thức hoạt động

Hợp đồng thông minh được hoạt động dựa trên các câu lệnh đơn giản “if/when…then…” được mã hóa trên các blockchain. Một mạng má tính sẽ tiến hành triển khai các hoạt động khi các điều kiện xác định trong “if/when…” được đáp ứng và xác minh. Các yêu cầu này có thể bao gồm việc gửi tiền cho các bên thích hợp, gửi thông báo, đăng ký phương tiện di chuyển,… Blockchain sẽ cập nhật khi giao dịch hoàn tất. Do đó, không ai có thể thay đổi được các giao dịch và chỉ có các bên được cấp quyền mới có thể truy xuất kết quả.

Trong một hợp đồng thông minh, các bên liên quan có thể đưa ra hàng loạt các quy định cần thiết nhằm mong muốn nhiệm vụ được triển khai một cách chi tiết và hoàn hảo. Để thiết lập các thỏa thuận, các bên liên quan cần phải xác định rõ cách các dữ liệu và giao dịch được mã hóa trên blockchain cũng như nắm rõ các yêu cầu “if/when…then…” ảnh hưởng trực tiếp đến các giao dịch đó.

Mặc dù hiện nay có rất nhiều tổ chức cung cấp các công cụ sử dụng blockchain cho các doanh nghiệp thông qua các mẫu, giao diện web trực tuyến để đơn giản hóa cấu trúc của các hợp đồng thông minh nhưng về thông thường, smart contract thường được lập trình bởi các nhà phát triển nhằm đảm bảo được hiệu quả cũng như tính an toàn, bảo mật của dữ liệu.

Trong mạng lưới Ethereum, các hợp đồng thông minh có vai trò thực hiện và quản lý những hoạt động diễn ra trên blockchain, điển hình như việc mua bán, trao đổi giữa các người dùng trên mạng lưới.

So với các blockchain khác, hợp đồng thông minh dựa trên nền tảng Ethereum có nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn. Dựa trên nền tảng này, các hợp đồng thông minh sẽ bao gồm một mã hợp đồng và hai “public key”. “Public key” thứ nhất sẽ do nhà phát triển hợp đồng cung cấp, “Public key” đóng vai trò là mã định danh kỹ thuật số duy nhất đại diện cho mỗi hợp đồng thông minh riêng biệt.

4. Lợi ích của Hợp đồng thông minh

4.1 Tốc độ, hiệu quả và sự chính xác

Khi các điều kiện “if/when…” được đáp ứng, hợp đồng sẽ được thực hiện ngay lập tức do đây là các hợp đồng kỹ thuật số và tự động. Ưu điểm của Hợp đồng thông minh là không cần xử lý các giấy tờ thủ tục nên không cần mất thời gian để chỉnh sửa các lỗi thường xảy ra khi sử dụng các tài liệu theo cách thủ công.

4.2 Tin cậy và minh bạch

Vì không có sự can thiệp của bên thứ 3 nên các dữ liệu mã hóa về giao dịch chỉ được chia sẻ cho các bên được cấp quyền, đảm bảo sự tin cậy và minh bạch.

4.3 Phân tán

Các hợp đồng thông minh được phân phối và sao chép trên tất cả các nút của mạng lưới. Đây là điểm tạo nên sự khác biệt của blockchain với các phương pháp khách dựa trên máy chủ tập trung.

4.4 Ổn định

Smart contract chỉ tham gia thực hiện các nhiệm vụ được phát triển riêng cho nền tảng này khi các điều kiện yêu cầu được thỏa mãn. Thêm vào đó, các kết quả của hợp đồng thông minh không đổi dù người thực hiện là ai.

4.5 Tính bảo mật

Các giảo dịch trong blockchain được mã hóa nên sẽ hạn chế được tối đa khả năng bị tấn công. Với đặc điểm mỗi bản ghi sẽ được kết nối với bản ghi trước đó và sau đó trên một sổ cái phân tán để tạo thành 1 chuỗi nên để có thể tấn công mạng lưới, các tin tặc cần phải thay đổi toàn bộ chuỗi mới có thể đánh cắp thông tin.

4.6 Tiết kiệm

Do không cần các bên trung gian để tham gia xử lý giao dịch nên các hợp đồng thông minh sẽ tiết kiệm được phần lời thời gian và chi phí khi thực hiện các giao dịch.

4.7 Không thể sửa đổi

Sau khi triển khai, không thể sửa đổi các hợp đồng thông minh. Bạn chỉ có thể “xóa” nếu các chức năng này đã có từ trước. Điều này giúp các hợp đồng thông minh không bị giả mạo.

4.8 Có thể tùy chỉnh

Trước khi tiến hành triển khai, do được mã hóa theo nhiều cách khác nhau nên các hợp đồng thông minh có thể được sử dụng để tạo ra nhiều loại ứng dụng phi tập trung (Dapp).

4.9 Đảm bảo tính ẩn danh

Các bên tham gia hợp đồng thông minh có thể tương tác qua lại mà không cần phải biết danh tính hay tin tưởng lẫn nhau bởi công nghệ blockchain luôn đảm bảo tính chính xác của các dữ liệu.

5. Ứng dụng của Hợp đồng thông minh

Hợp đồng thông minh cho phép các nhà phát triển đưa ra nhiều ý tưởng thiết kế cho các trường hợp áp dụng khác nhau nhằm thúc đẩy quá trình giao dịch được diễn ra nhanh hơn, hiệu quả hơn, tiết kiệm được cả thời gian và chi phí vận hành.

Điển hình như việc tích hợp các hợp đồng thông minh trên các ứng dụng tài chính phi tập trung (dApp) cho phép người dùng có thể giao dịch mà không phụ thuộc vào bên thứ 3. Đồng thời với đặc tính đặc trưng của mạng lưới phi tập trung, mạng lưới hợp đồng thông minh có thể dễ dàng vận hành hệ thống giao dịch các loại tài sản kỹ thuật số linh hoạt và vượt trội.

Ví dụ: Hợp đồng thông minh được áp dụng trong các ví tiền điện tử để lưu trữ các loại tiền mã hóa và token; dùng để triển khai các sàn giao dịch phi tập trung (DEX) như Uniswap, 1Inch, Coin98 Exchange. Hay mới đây nhất là sự bùng nổ của các game blockchain như Axie Infinity, CryptoVsZombie,…

Một số lĩnh vực khác

Tổng kết

Vậy có thể hiểu rằng:

Nguồn: Tổng hợp

Exit mobile version