Hợp đồng tương lai trong phái sinh hàng hóa: Những điều cần biết

Hợp đồng tương lai trong phái sinh hàng hóa: Những điều cần biết

Để hiểu về hợp đồng tương lai trong phái sinh hàng hóa, bạn cần hiểu được hợp đồng tương lai là gì?

Hợp đồng tương lai là gì?

Hợp đồng tương lai là một hợp đồng chuẩn hóa giữa 2 bên tham gia, mục đích là trao đổi một tài sản cơ sở cụ thể. Mỗi hợp đồng tương lai được chuẩn hóa về khối lượng, giá trị hợp đồng, giá giao dịch, trong đó thời điểm giao nhận hàng được chỉ định tại một thời điểm trong tương lai.

Trong hợp đồng tương lai, bên đồng ý mua là bên mua hoặc “long – trường vị” còn bên đồng ý bán là bên bán hay “short – đoản vị”. Thuật ngữ này thể hiện kỳ vọng của các bến, đó là bên mua kỳ vọng tăng, bên bán kỳ vọng giảm. Quá trình ký kết, cả 2 bên không mất phí.

Hợp đồng tương lai có tài sản cơ sở là hàng hóa (nguyên vật liệu, nông sản, kim loại…) và đôi khi là các sản phẩm tài chính (tiền tệ) hay công cụ tài chính vô hình như trái phiếu, cổ phiếu.

Ví dụ: Khi một doanh nghiệp có nhu cầu mua 1000 tấn xi măng ở thời điểm tháng 8/2022. Tuy nhiên, cho rằng thời điểm đó giá sẽ tăng cao nên doanh nghiệp này đã đặt mua bằng hợp đồng tương lai trên một sàn giao dịch với mức giá hiện tại. Đơn vị này kỳ vọng, việc đặt mua sẽ khiến cho doanh nghiệp sẽ không phải chịu mức giá cao hơn ở thời điểm cần đến chúng.

Có thể thấy, việc doanh nghiệp, nhà sản xuất hay cá nhân sử dụng hợp đồng tương lai đối với hàng hóa, mục đích chính là để phòng hộ rủi ro trong quá trình kinh doanh.

Còn với các nhà đầu cơ, hợp đồng tương lai hàng hóa còn là cơ hội lướt sóng, thu lợi nhuận trong thời gian ngắn.

Các khái niệm trong hợp đồng tương lai

Hợp đồng tương lai: Hợp đồng được chuẩn hóa về khối lượng giao dịch, giá trị hợp đồng, đơn vị, kỳ hạn hợp đồng. Khi ký kết hợp đồng, các bên tham gia cần thực hiện đúng những quy chuẩn trên hợp đồng.

Tài sản cơ sở: Đối tượng giao dịch quy ước trong hợp đồng tương lai.

Ký quỹ: Khoản đặt cọc để nhà đầu tư, doanh nghiệp tham gia vào thị trường. Nó đóng vai trò đảm bảo khả năng thanh toán giữa 2 bên tham gia.

Vị thế: Trạng thái giao dịch, khối lượng của hợp đồng phái sinh nhà đầu tư đang nắm giữ.

Đóng vị thế: Mở một vị thế đối ứng với vị thế đang nắm giữ hiện tại để kết thúc một hợp đồng.

Giá thanh toán cuối ngày: Mức giá của hợp đồng phái sinh sử dụng vào việc tính toán lãi – lỗ vào cuối mỗi phiên giao dịch của từng hợp đồng.

Giá thanh toán cuối cùng: Ngày giao dịch cuối cùng sẽ xác định mức giá này. Nó được sử dụng để tính toán lãi – lỗ phát sinh trong ngày giao dịch cuối cùng của hợp đồng.

Khối lượng mở: Số lượng hợp đồng của một loại tài sản cơ sở, giao dịch ở một thời điểm.

Đặc điểm của hợp đồng tương lai

Hợp đồng tương lai có một số đặc điểm riêng biệt sau đây:

Tính chuẩn hóa

Do là một công cụ tài chính được niêm yết tại các sở giao dịch hàng hóa quốc tế và giao dịch tập trung tại sàn giao dịch nên mỗi hợp đồng tương lai đều được chuẩn hóa về điều khoản, giá trị, khối lượng của tài sản cơ sở, dù hàng hóa hay chứng khoán.

Khi bọn có một hợp đồng tương lai ngô, nó sẽ được niêm yết, giao dịch tại Sàn Giao dịch Hàng hóa CBOT. Sàn này sẽ quy định các nội dung chi tiết của hợp đồng (quy mô, tài sản cơ sở, giá trị hợp đồng, cách thức, thời gian giao nhận hàng đến khi đáo hạn hợp đồng).

Bù trừ và ký quỹ

Nhà đầu tư không bắt buộc phải thanh toán toàn bộ giá trị hợp đồng khi giao dịch hợp đồng tương lai. Thay vào đó, để có thể tham gia giao dịch, nhà đầu tư chỉ cần nộp 1 khoản tiền ký quỹ là một phần nhỏ trong tổng giá trị hợp đồng. Nó được xem như một khoản đặt cọc giữa bên mua – bên bán để đảm bảo các thanh toán bắt buộc.

Khi tham gia vào thị trường, nhà đầu tư cần đáp ứng yêu cầu về ký quỹ được quy định bởi sở giao dịch và trung tâm thanh toán bù trừ. Hoạt động thanh toán và bù trừ được thực hiện theo giá hàng ngày. Thông báo lãi lỗ sẽ được gửi trực tiếp về tài khoản ký quỹ.

Đòn bẩy tài chính cao

Với mức ký quỹ bằng 1/10 tổng giá trị hợp đồng, các nhà đầu tư có thể thu được những khoản lợi nhuận gấp nhiều lần số vốn bỏ ra. Miễn sao, bạn đoán đúng biến động giá của tài sản đầu tư thì có thể gia tăng mức lợi nhuận của mình nhờ vào hiệu ứng đòn bẩy.

Giao dịch T+0.

Trong hàng hóa phái sinh, ở gia dịch T0, nhà đầu tư có thể đóng vị thế bất cứ lúc nào, kể cả trong cùng ngày giao dịch bằng cách tạo lệnh ngược với vị thế đang nắm giữ. Nhà đầu tư có thể linh hoạt giao dịch lướt sóng theo biến động của thị trường mỗi ngày.

Tính cam kết thực hiện nghĩa vụ trong tương lai

Hợp đồng tương lai được chuẩn hóa theo quy định của Sở giao dịch nên bên mua và bên bán sẽ phải thực hiện nghĩa vụ theo các điều khoán. Khi đáo hạn hợp đồng, bên bán sẽ phải giao hàng và bên mua phải thanh toán tiền theo đúng quy định đã giao hẹn trong hợp đồng.

Tính thanh khoản cao.

Hợp đồng tương lai được giao dịch tập trung, có sự tham gia của trung tâm thanh toán bù trừ. Đó là lý do tính thanh khoản trên thị trường thường cao hơn các dạng hợp đồng giao dịch trên thị trường OTC như hợp đồng kỳ hạn.

Khối lượng giao dịch hợp đồng tương lai tại sàn, số lượng đóng mở vị thế giao dịch mỗi ngày sẽ gây ra biến động giá trên thị trường hợp đồng tương lai.

Các ưu điểm của hợp đồng tương lai

Giao dịch dễ dàng thuận tiện

Khi ký hợp đồng tương lai và đoán đúng xu hướng thị trường, nhà đầu tư sẽ có cơ hội nâng cao lợi nhuận và ngược lại.

Tỷ lệ đòn bẩy cao

Hợp đồng tương lai sẽ giúp nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy rất cao khi mức ký quỹ chỉ bằng 1/10 tổng giá trị hợp đồng. Do đó tỷ lệ lãi và rủi ro đều lớn. Để không chịu nhiều rủi ro, các nhà đầu tư cần theo dõi thị trường chặt chẽ.

Mua – bán liên tục trong ngày

Do là một trong số các sản phẩm phái sinh nên giao dịch hợp đồng tương lai cũng kế thừa các đặc điểm của thị trường phái sinh, giao dịch hợp đồng tương lai cũng là giao dịch T+0. Đồng nghĩa với việc, các nhà đầu tư có thể đóng lệnh trực tiếp bất cứ khi nào, không cần chờ 2-3 ngày để bán. Nói cách khác, các nhà đầu tư có thể liên tục đóng mở vị thế trong phiên giao dịch và tìm kiếm lợi nhuận từ biến động thị trường.

Thị trường giảm điểm vẫn có cơ hội tạo lợi nhuận

Giao dịch hợp đồng tương lai cho phép nhà đầu tư bán khống dù không nắm trong tay tài sản cơ sở. Nhà đầu tư chỉ cần nộp đủ mức ký quỹ theo yêu cầu là có thể thoải mái thực hiện lệnh bán hợp đồng tương lai, sau đó chờ đợi thị trường giảm điểm để kiếm lời.

Exit mobile version