Lỗ 12 quý liên tiếp, “anh cả” Vietnam Airlines gánh trên vai khoản nợ hơn 70.000 tỷ

“Anh cả” hàng không kinh doanh bết bát thế nào?

Chứng kiến mức thua lỗ khổng lồ, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM gửi công văn đặc biệt tới Tổng Công ty Hàng không Việt Nam.

Chốt phiên 2/2/2023, VN-Index giật quanh tham chiếu, sàn HOSE ngập trong biển lửa

HOSE cảnh báo hủy niêm yết cổ phiếu Vietnam Airlines (HVN)

Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) vừa có công văn gửi Tổng Công ty Hàng không Việt Nam – CTCP Vietnam Airlines về khả năng hủy niêm yết của cổ phiếu HVN.

Trước đó, ngày 1/2/2022, phía HOSE đã ban hành quyết định giữ nguyên diện kiểm soát đối với cổ phiếu HVN của Vietnam Airlines.

Theo quy định tại điểm e khoản 1 điều 120 tại nghị định số 155/2020/NĐ-CP của Chính phủ, cổ phiếu của một công ty đại chúng bị hủy bỏ niêm yết trong trường hợp kết quả sản xuất kinh doanh bị lỗ trong 3 năm liên tục hoặc tổng số lỗ lũy kế vượt quá số vốn điều lệ thực góp hoặc vốn chủ sở hữu âm trong BCTC kiểm toán năm gần nhất trước thời điểm xem xét.

Chính vì vậy, HOSE lưu ý Công ty về khả năng cổ phiếu HVN bị hủy niêm yết nếu BCTC hợp nhất kiểm toán năm 2022 tiếp tục có lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ và/hoặc vốn chủ sở hữu là số âm.

“Anh cả” hàng không kinh doanh bết bát thế nào?

Trong báo cáo tài chính hợp nhất CTCP Vietnam Airlines quý IV/2022, Vietnam Airlines (công ty mẹ) tiếp tục ghi nhận lợi nhuận sau thuế -2.662 tỷ đồng, tăng 2,3 lần so với quý 4 năm trước.

Tính đến ngày 31/12/2022, lợi nhuận sau thuế công ty mẹ -10.452 tỷ đồng, trong khi vốn chủ sở hữu -10.199 tỷ đồng.

Cụ thể, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ quý IV của “anh cả” hàng không đạt 19.573 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm trước nhưng giá vốn tăng cao hơn đã khiến HVN có khoản lỗ gộp 827 tỷ đồng tăng 193 tỷ đồng so với năm 2022.

Lãi tiền vay tăng và lỗ chênh lệch tỷ giá 538 tỷ đồng đã khiến chi phí tài chính tăng gấp 3,6 lần lên 1.023 tỷ đồng.

Phần lỗ trong công ty kinh doanh liên kết lên tới 65,8 tỷ đồng, chủ yếu là tăng các khoản lỗ tại Công ty mẹ, Pacific Airlines, Công ty dịch vụ mặt đất.

Nợ phải trả của “anh cả” lên tới 70.777 tỷ đồng. Tài sản ngắn hạn chỉ còn 12.300 tỷ đồng, áp lực thanh khoản rất lớn khi mà tiền mặt chỉ còn lại 3.400 tỷ đồng.

Dù doanh thu năm 2022 phục hồi bằng hai năm dịch cộng lại, Vietnam Airlines vẫn lỗ ròng 10.400 tỷ đồng, dù rằng doanh thu gấp 2,5 lần cùng kỳ đạt 70.500 tỷ đồng do giá nhiên liệu, tỷ giá biến động mạnh.

Từ cuối năm ngoái, thị trường quốc tế đã dần tốt lên, nên Vietnam Airlines hy vọng cả năm nay sẽ có kết quả tích cực hơn. Hiện tại, tổng công ty đã hoàn thành đề án tái cơ cấu giai đoạn 2021-2025 và đã báo cáo cổ đông, cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Trader_Z (tổng hợp)

Các quan điểm và ý kiến ​​được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác

Exit mobile version