Idle game là gì? Những điều cần biết về Idle game

Idle game là gì? Những điều cần biết về Idle game

Với những tín đồ game thì cụm từ Idle game khá quen thuộc. Vậy, Idle game là gì? Cùng tìm hiểu những vấn đề liên quan đến Idle game.

Từ năm 2017 đến nay, những tựa game mang thương hiệu Idle đã giành được nhiều thành công. Trong đó có thể kể đến những cái tên như: Idle Heroes hay Idle Miner Tycoon… Qua tìm hiểu thì đây đều là những tựa game thu hút đông đảo người chơi từ nhiều thị trường.

Vậy, “Idle Game là gì?” Chúng ta hãy cùng nhau giải đáp về cụm từ này.

Idle Game là gì?

Hiểu một cách đơn giản, Idle Game là một dạng game chơi tự động. Không cần phải tương tác vào game quá nhiều, người chơi vẫn đạt được sự tiến bộ trong vòng đời game. Thật lạ đúng không? Khi mà trước đó hầu hết các tựa game đều cố gắng để người chơi phải tương tác với game càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, một lượng rất lớn người chơi lại yêu thích Idle Game – thể loại game thiếu tương tác như này.

Chơi một Idle Game như thế nào?

Thông thường, có nhiều cách để chơi một Idle Game. Bạn có thể tương tác một cách liên tục để chơi game. Nhưng bạn cũng có thể chỉ cần tương tác những lúc cần thiết. Thậm chí, bạn chỉ ngồi nhìn hoặc thoát game và game vẫn sẽ tự động chơi.

Do đó, người chơi có thể chọn cách chơi Idle Game chủ đạo cho mình tùy vào nhu cầu và thiết kế của mỗi game.

Ví dụ, nếu muốn đẩy nhanh tốc độ tiến trình game, bạn có thể tương tác một cách liên tục với game. Hay như khi cần các tác vụ nâng cấp, mua sắm thì bạn mới tương tác. Nếu không quá bận tâm, bạn cso thể để game tự chạy, từ từ vượt qua từng tiến trình.

Tựa game của bạn chỉ được gọi là một Idle Game nếu như có cơ chế của nó đảm bảo sự tiến triển của người chơi dù họ có đang ingame hay không.

Đây cũng chính là nhân tốt tạo ra sự thành công của hầu hết các Idle Game, khiến cho tỉ lệ người chơi quay lại (Retention Rate) cực lớn. Đơn giản bởi, người chơi có được trải nghiệm mà không quá áp lực. Đặc biệt, khi không chơi game, nó hầu như không hề có cơ chế trừng phạt, tạo tâm lý thoải mái cho người chơi.

Hiện tại, phần lớn các Idle Game thành công đều đang được phát triển ở các nền tảng iOS hoặc Android. Bởi tất cả các yếu tố trên đáp ứng được nhu cầu “giết thời gian” của một bộ phận lớn người chơi game trên nền tảng di động.

Làm thế nào để thiết kế Idle game hay?

Để có thể thiết kế Idle game hay cần đảm bảo 8 yếu tố sau đây:

1. Dễ tiếp cận

Dù game của bạn có thể có hoặc không có tutorials nhưng nó phải dễ tiếp cận. Trường hợp có tutorial, số bước người chơi phải làm hãy đảm bảo sẽ được giảm thiểu đến tối đa trước khi bước vào mạch game chính.

2. Cơ chế kiếm tiền

Một Idle Game tốt được cho là cần phải có rất nhiều cách để người chơi kiếm tiền cũng như tiêu số tiền mình kiếm được. Trong đó, các cách kiếm tiền cần được phân định rõ ràng, lượng tiền kiếm được cũng cần tương xứng với lượng thao tác của người chơi.

3. Nâng cấp

Một trong những yếu tố quan trọng nhất của Idle Game chính là khả năng nâng cấp để tạo chiều sâu và sự hứng thú.

Các cơ chế nâng cấp cũng cần có giá trị, giúp tăng khả năng kiếm tiền trong game đối với người chơi. Nếu việc nâng cấp được hiển thị trên đồ họa thì càng tuyệt vơi.

4. Cân bằng

Cơ chế cân bằng tiền tệ giữa thu và chi sẽ tạo nên Idle game tốt. Các yếu tố được đặt vào game cần được người chơi sử dụng hiệu quả. Nhưng lượng tiền trong game thì lại phải để trong tình trạng lúc nào cũng “thiếu một chút”, giới hạn ở mức đủ để tạo ra sự khao khát kiếm thêm tiền bù vào.

5. Mở rộng chiều sâu

Sau khi đảm bảo game dễ tiếp cận, khi người chơi đã thành thạo thì cần mở rộng chiều sâu cho game bằng cách tăng độ khó, tăng lựa chọn về chi tiêu, mua sắm…

6. Nhận lợi tức khi quay lại

Lợi tức nhận được khi bạn quay trở lại game chính là một trong những ưu điểm lớn nhất của Idle Game.

Khi thiết kế Idle Game cần tạo ra một cơ chế nhẹ nhàng hơn. Sao cho hệ thống sản xuất vẫn chạy và liên tục sinh ra lợi nhuận. Phần lợi nhuận đó sẽ được sử dụng để tiếp tục chơi game, mua sắm và nâng cấp…

Về cơ bản, hãy tạo cho người chơi cảm giác không chơi vẫn có tiền, chơi càng nhiều thì càng nhiều tiền, offline rồi quay lại được cục tiền lớn.

7. Mô phỏng và tương tác

Nếu game của bạn mô phỏng lại hoạt động hay cơ chế nào đó ngoài đời thực thì nó sẽ có sức hút hơn rất nhiều. Còn nếu nó là thế giới giả tưởng thì cần giữ logic xuyên suốt, hợp lý.

8. Cơ chế chơi lại (Restart location)

Chức năng restart rất cần cân nhắc khi đưa vào game. Nó không phải là chơi lại toàn bộ game theo cách hiểu thông thường, mà là chỉ restart một số khu vực nhất định.

Sau khi restart, thông thường sẽ cần có một hệ số để tăng lượng lợi nhuận thu được lên, giảm thời gian chơi lại. Chúng được xem như phần thưởng kèm theo những thể hiện khác (nâng sao, tặng huy chương hay unlock achievements…)

Exit mobile version