Indonesia cấm xuất khẩu than trong tháng 1/2022, quyết định này gây ảnh hưởng lớn thế nào?

Indonesia cấm xuất khẩu than từ tháng 1/2022

Indonesia cấm xuất khẩu than từ tháng 1/2022

Do nguồn cung cấp than cho các nhà máy điện cho Indonesia thấp hơn tiêu chuẩn, lượng than tồn kho của Indonesia đang ở mức rất thấp và nguồn cung điện bị đe dọa. Indonesia cho biết, khi nguồn cung cấp than tại các nhà máy điện trong nước được đáp ứng đầy đủ, hoạt động xuất khẩu than sẽ trở lại bình thường.

Vào ngày 31/12/2021, Chính phủ Indonesia bất ngờ thông báo rằng do dự kiến ​​thiếu hụt nguồn cung cấp than tại các nhà máy điện trong nước từ tháng 1 đến tháng 2 , nước này sẽ ngừng xuất khẩu than từ ngày 1/1 đến ngày 31/1/2022 nhằm giảm thiếu hụt nguồn cung than trong nước và khủng hoảng điện năng.

Indonesia cấm xuất khẩu than trong 1 tháng

Theo Cục Thống kê Trung ương, tháng 1 năm ngoái, Indonesia đã xuất khẩu gần 30 triệu tấn than. Ridwan Jamaludin, Tổng giám đốc Cục Mỏ và Than Indonesia, cho biết: “Nếu chính phủ Indonesia không thực hiện hành động chiến lược nào, tình trạng mất điện có thể diễn ra trên diện rộng.”

Indonesia có chính sách Nghĩa vụ thị trường nội địa (DMO), yêu cầu các công ty khai thác than cung cấp 25% sản lượng hàng năm cho công ty công ích quốc gia Perusahaan Listrik Negara (PLN) để đáp ứng nhu cầu trong nước và giá cả than nhiệt điện 6322 kcal được cung cấp ở mức 70 USD / tấn, thấp hơn nhiều so với giá thị trường hiện tại.

Ông Jamaludin cho biết, do lượng than cung cấp hàng tháng của các nhà máy điện thấp hơn DMO nên lượng than tồn kho của Tổng công ty Điện lực Quốc gia Indonesia (PLN) và các công ty điện lực đang ở mức cực kỳ thấp, có nguy cơ đe dọa đến nguồn cung điện của đất nước, do đó, Indonesia đã quyết định hạn chế xuất khẩu than. Đồng thời, ông nói thêm rằng xuất khẩu than sẽ trở lại bình thường khi nguồn cung than trong nước của Indonesia cho các nhà máy điện được đáp ứng đầy đủ. Tuy nhiên, ông không đề cập đến thời gian cụ thể, chỉ biết rằng sẽ “đánh giá mọi thứ” sau ngày 5/1.

Đây không phải là động thái đầu tiên mà ngay từ tháng 8 năm ngoái, 34 công ty khai thác than Indonesia đã bị chính quyền Indonesia đình chỉ do không thực hiện chính sách “Nghĩa vụ thị trường nội địa (DMO)” từ tháng 1 đến tháng 7.

Về vấn đề này, ngành than Indonesia liên tục lên tiếng phản đối. Hiệp hội khai thác than Indonesia (ICMA) tin rằng quyết định trên sẽ gây ra tranh chấp thương mại giữa các công ty than và người mua quốc tế, điều này sẽ gây tổn hại đến danh tiếng và độ tin cậy của Indonesia với tư cách là nhà cung cấp than thế giới.

Nhà phân tích ngành Ahmad Zuhdi Dwi Kusuma tại Ngân hàng Mandiri ở Indonesia dự đoán rằng khi trữ lượng than giảm, lệnh cấm xuất khẩu của Indonesia sẽ đẩy giá than toàn cầu lên trong những tuần tới. Đồng thời, các khách hàng than của Indonesia có thể chuyển sang Nga, Úc, Mông Cổ và các nước khác. 

“Khi những bất ổn toàn cầu ngày nay ngày càng tăng, thị trường thường tìm kiếm đối tác an toàn nhất.”

Là nước xuất khẩu than nhiệt điện lớn nhất thế giới và là nguồn nhập khẩu than / nhiệt điện lớn nhất của Trung Quốc, động thái của Indonesia chắc chắn sẽ thắt chặt thị trường cung cấp than toàn cầu.

Hendra Sinadia, giám đốc điều hành của Hiệp hội khai thác than Indonesia, tin rằng mặc dù một số công ty khai thác than đang đa dạng hóa đầu tư khi nhiều quốc gia đang nỗ lực chuyển từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng sạch, vẫn còn quá sớm để nói về sự sụp đổ của than. “Đến thời điểm hiện tại, than vẫn là nhiên liệu hợp lý nhất để phát điện, tôi kỳ vọng rằng nhu cầu về than sẽ vẫn mạnh trong ít nhất 40 năm tới.”

Exit mobile version