Japan Airlines “trượt khỏi đường băng” vì dịch Covid-19, nỗ lực huy động 2,7 tỷ USD

Japan Airlines huy động 2,7 tỷ USD

Dịch Covid-19 khiến Japan Airlines rơi vào cảnh khốn khó khi nhu cầu vận tải hàng không trong nước giảm mạnh, vận tải quốc tế không có dấu hiệu tích cực, lượng hành khách trong tháng 7/2021 tại Nhật Bản giảm hơn 40% cùng kỳ năm ngoái, nội địa giảm 10%. Không riêng gì JAL, tình trạng này xảy ra với các hãng hàng không trên toàn cầu.  

Trong bối cảnh nhiều hãng hàng không “nín thở” chốt điểm bay, 1 số đau lòng chia tay đường băng vì sự tàn phá của dịch Covid-19, hãng bay Japan Airlines đang cố gắng nỗ lực huy động khoảng 300 tỷ JPY (2,7 tỷ USD) thông qua các khoản vay thứ cấp và trái phiếu để giải quyết phần nào khó khăn dòng tiền.

Japan Airlines (JAL) đang phải trải qua giai đoạn khó khăn nhất trong suốt lịch sử phát triển của mình. Đây là động thái diễn ra trong bối cảnh các đường bay tại Nhật Bản “rỗng” bởi làn sóng dịch bệnh Covid-19 từ biến thể mới Delta, áp lực tài chính buộc JAL phải tìm cách cải thiện và củng cố lại tình hình.

Việc huy động vốn hiện tại có thể giúp JAL giải được bài toán khó về khoản phí hoạt động khổng lồ, đầu tư vào dự án hạn chế khí thải carbon.  

Trước đó, vào tháng 12/2020, JAL đã thực hiện các vòng gọi vốn huy động được 180 tỷ JPY, tuy nhiên do tình hình dịch #Covid-19 phức tạp hơn dự kiến nên JAL cần huy động thêm tiền.

Japan Airlines đang tìm cách xoay chuyển tình hình khó khăn trong đại dịch Covid-19 (Ảnh: Finance YH)

JAL kỳ vọng rằng nền du lịch trong nước sẽ phục hồi vào cuối năm 2021 khi tỷ lệ tiêm vaccine phòng ngừa sẽ tăng lên, tuy nhiên, việc cần thêm vốn để bổ sung vào quỹ dự phòng cho thấy triển vọng về ngành du lịch vẫn chưa chắc chắn.

JAL đang tìm cách vượt qua đại dịch coronavirus mà không cắt giảm việc làm của lao động, họ đang xoay vốn nhằm tránh 1 cuộc khủng hoảng khác.

Ông Brian Pearce – nhà kinh tế trưởng tại Hiệp hội Vận chuyển Hàng không Quốc tế (IATA) nhận định đại dịch Covid-19 là cú sốc lớn giáng đòn mạnh mẽ vào ngành hành không, kéo ngược hoạt động của ngành về những năm 2003. Để tránh lây lan dịch bệnh, chính phủ các nước tiến hành đóng cửa biên giới khiến các chuyến bay quốc tế giảm mạnh hơn 70%.

Dự báo ngành hàng không tăng trưởng tuy nhiên, sự xuất hiện của biến dủng Delta đã dập tắt hi vọng của IATA, ngay cả khi diễn biến lạc quan nhất trở thành sự thực thì lưu lượng vận tải hàng không cũng không thể trở lại thời kỳ thịnh vượng 1 cách nhanh chóng.

Ngành hàng không có thể đương đầu với bài toán thua lỗ tới 38 tỷ USD trong năm 2021 do những khoản chi phí cố định khổng lồ. Chỉ tính riêng trong năm 2020, Chính phủ nhiều nước đã chi hoảng 173 tỷ USD để cứu ngành hàng không thế nhưng đó chưa đủ để lấp đầy những thiệt hại to lớn mà ngành bay phải hứng chịu từ đầu năm.

Các quan điểm và ý kiến ​​được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.

Zoe Nguyen (Nguồn Bloomberg/Finance.YH)

Exit mobile version