Kế hoạch của Đức để đảm bảo điện mùa đông

Kế hoạch của Đức để đảm bảo điện mùa đông

Để đảm bảo đủ nguồn cung cấp điện cho mùa đông, kế hoạch của Đức là triển khai 3 GW công suất nhiệt điện than.

Đức bổ sung thêm nhiều nhà máy điện than vào thị trường

Cụ thể, trong vài tuần tới, công ty năng lượng Utility Steag sẽ bổ sung thêm 4 nhà máy điện than vào thị trường, tổng công suất lên tới 2,5 GW. Trong khi đó, hoạt động của nhà máy điện than Scholven-C với công suất 345 MW sẽ được Uniper kéo dài.

Việc các nhà máy được hoạt động trở lại hoặc mở rộng công suất được cho là một phần trong kế hoạch của chính phủ Đức. Động thái này nhằm thúc đẩy sản xuất nhiệt điện bằng than, cố gắng tiết kiệm khí đốt. 

Nhà điều hành lưới điện của Đức cho biết, kho dự trữ ngay cả khi gần như đầy thì Đức vẫn cần phải đảm bảo nhập khẩu nhiều khí đốt hơn nếu muốn vượt qua mùa đông mà không bị thiếu hụt.

Do triển vọng tăng sản lượng điện và giá khí đốt tự nhiên giảm nên vào thứ sáu (21/10), giá điện hợp đồng tháng tới của Đức đã giảm 6,4%. Tuy nhiên, so với mức trung bình 5 năm, các hợp đồng điện vẫn cao hơn 3 lần.

Lộ trình bổ sung nhà máy điện than

Vào ngày 28/10, Bexbach (726 MW) – nhà máy điện than đầu tiên của Utility Steag, vốn nằm trong diện dự phòng sẽ sản xuất trở lại. Tiếp theo đó, ngày 31/10, là Weiher (656 MW). Theo tìm hiểu, 2 nhà máy này đều nằm ở bang Saarland, thuộc phía tây nam của Đức. Nó có thể cung cấp điện cho tổng cộng 4 triệu hộ gia đình.

Ngoài ra, hai nhà máy vốn đã được lên kế hoạch đóng cửa vào cuối tháng này là  Bergkamen (717 MW) và Völklingen-Fenne (390 MW) sẽ tiếp tục được duy trì hoạt động. 

Chủ tịch hội đồng quản trị Utility Steagn- Andreas Reichel cho biết: “Chúng tôi có thể đóng góp đáng kể vào việc tiết kiệm khí đốt trong cuộc khủng hoảng hiện nay và do đó góp phần tránh tình trạng khẩn cấp về khí đốt thực sự”,, 

Hay như nhà máy Scholven C, Uniper cho biết nó sẽ kết thúc hoạt động thương mại vào tháng 10. Tuy nhiên, Scholven C sẽ tiếp tục cung cấp điện hết mùa đông năm nay.

EU gặp thách thức, Na Uy trở thành cứu cánh?

Sau vụ rò rỉ đường ống dẫn khí Nord Stream của Nga ở Biển Baltic thì lo ngại về việc khủng hoảng năng lượng ở EU có lẽ ngày càng trở nên đáng báo động. Thế nhưng, Na Uy cho thấy mình đang đi đầu trong cuộc khủng hoảng năng lượng, bằng việc trở thành nhà cung cấp khí đốt tự nhiên lớn nhất của khối 27 nước, tính từ khi Nga cắt giảm nguồn cung cấp khí đốt.

Quan chức Bộ Dầu mỏ và Năng lượng Na Uy – Andreas Bjelland Eriksen chia sẻ trên Euronews rằng, đây là một thời điểm đầy thách thức và nước này đang làm những gì có thể để duy trì an ninh của Thềm lục địa Na Uy.

Để đáp ứng nhu cầu của châu Âu, Na Uy đã tăng cường sản xuất khí đốt. Ông Eriksen thông tin thêm, dự kiến nước này ​​trong năm nay sẽ sản xuất thêm 8% sản lượng khí đốt.

Chính phủ Na Uy đưa ra thống kê cho thấy, năm nay, doanh thu từ ngành dầu khí dự kiến ​​sẽ tăng khoảng 1/4, lên 90 tỷ Euro so với con số 62 tỷ Euro năm 2021.

Ông Eriksen cho hay, Na Uy sẽ sản xuất và làm mọi thứ nhiều nhất trong khả năng, duy trì hệ thống trong tốc độ tối đa để có thể cung cấp nhiều năng lượng nhất cho châu Âu ở mức có thể.

Nhưng như cách ông Eriksen nhấn mạnh thì điều quan trọng nhất đối với Na Uy là để “họ phải biết” và “cho họ thấy rằng nước này là một đối tác năng lượng lâu dài, đáng tin cậy và chắc chắn cho châu Âu”.

Exit mobile version