Kế hoạch lợi nhuận của Tập đoàn Hoa Sen năm 2022

Kế hoạch lợi nhuận của Tập đoàn Hoa Sen năm 2022

Trong niên độ tài chính 2021-2022, kế hoạch lợi nhuận sau thuế được Tập đoàn Hoa Sen đặt ra là từ 1.500 đến 2.500 tỷ đồng. Con số còn tùy theo diễn biến giá nguyên liệu đầu vào.

Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen thông qua kế hoạch lợi nhuận

Sáng 21/3, Đại hội đồng cổ đông thường niên của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen (HOSE: HSG) thông qua kế hoạch này.

Theo đó, kế hoạch kinh doanh hợp nhất trong niên độ 2021-2022 (từ 1/10/2021 đến 30/9/2022), mục tiêu Hoa Sen đặt ra là sản lượng tiêu thụ đạt 2 triệu tấn và 46.399 tỷ đồng doanh thu. Mục tiêu lợi nhuận sau thuế phụ thuộc vào diễn biến tình hình dịch bệnh, xung đột chính trị, biến động giá thép, giá năng lượng và các chi phí đầu vào nhưng dao động từ 1.500 đến 2.500 tỷ đồng.

Theo đánh giá của doanh nghiệp này, năm 2022, các doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng khi mà nền kinh tế còn tiềm ẩn nhiều biến động khó lường từ dịch bệnh Covid-19 cũng như xung đột chính trị trên thế giới.

Kết thúc quý I niên độ tài chính 2021-2022, HSG đã hoàn thành 30% về sản lượng tiêu thụ khi đạt 604.518 tấn, đạt 113% so với cùng kỳ. Doanh thu của HSG là 16.934 tỷ đồng, so với cùng kỳ đạt 186% và hoàn thành 36,5% kế hoạch. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 25,5% kế hoạch lợi nhuận theo phương án 2.500 tỷ đồng, ở mức 638 tỷ đồng.

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên, chủ trương về việc chuyển đổi mô hình hoạt động của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen cũng được HSG trình cổ đông thông qua.

Cụ thể, một công ty thành viên sẽ được HSG chuyển đổi thành CTCP Nhựa Hoa Sen. Hoa Sen cũng tiếp nhận toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của mảng nhựa, đồng thời thành lập mới CTCP Phân phối Vật liệu xây dựng và Nội thất Hoa Sen (Hoa Sen Home). Theo đó, công ty này sẽ tiếp nhận toàn bộ hoạt động kinh doanh mảng phân phối, bán lẻ cũng như chuỗi siêu thị vật liệu xây dựng và nội thất Hoa Sen Home.

Chiến lược của Hoa Sen thời điểm dịch bệnh Covid-19

Nhu cầu người tiêu dùng thay đổi kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát. Trong bối cảnh này, HSG đã điều chỉnh chiến lược phát triển trung, dài hạn trong hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư dự án.

Doanh nghiệp tập trung nguồn lực vào mảng sản xuất kinh doanh truyền thống (tôn – thép – nhựa). Ngoài ra, Tập đoàn Hoa Sen còn nâng cao năng lực tài chính, hoàn thiện hệ thống quản trị, hệ thống CNTT và ERP. Các sản phẩm kinh doanh cũng được doanh nghiệp này đa dạng hóa. Doanh nghiệp còn phát triển chuỗi siêu thị vật liệu xây dựng và nội thất Hoa Sen Home.

Đại hội đồng cổ đông thường niên của Tập đoàn Hoa Sen diễn ra vào 21/3. Ảnh: HSG

Đến tháng 3, gần 90 siêu thị vật liệu xây dựng và nội thất Hoa Sen Home đã được HSG đưa vào hoạt động. Hoa Sen khai thác lợi thế cạnh tranh của hệ thống phân phối bán lẻ khắp cả nước bằng cách đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh, nâng cao chất lượng phục vụ cũng như trải nghiệm của khách hàng.

Có thể thấy, HSG đã lấy Hoa Sen Home để nâng cao hình ảnh thương hiệu, chất lượng sản phẩm, dịch vụ của mình. Mục tiêu của Tập đoànHoa Sen là dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh tôn, thép, vật liệu xây dựng và nội thất tại Việt Nam.

Lợi thế cạnh tranh của Tập đoàn Hoa Sen chính là hệ thống gần 600 chi nhánh, cửa hàng phân phối trên khắp cả nước. Việc đẩy mạnh sản lượng xuất khẩu đã góp phần lớn vào kết quả kinh doanh trong niên độ 2020 – 2021 của doanh nghiệp này.

Ngoài ra, chiến lược tập trung bán hàng vào các thị trường, các mặt hàng có biên lợi nhuận cao, tăng cường hiệu quả quản trị, quản lý hiệu quả các khoản chi phí cũng là những giải pháp đưa đến kết quả khả quan cho Tập đoàn Hoa Sen.

Exit mobile version