Khấu hao là gì? Phân loại và cách tính khấu hao

vimoney: Khấu hao là gì? Phân loại và cách tính khấu hao

Thuật ngữ khấu hao thường được sử dụng rất nhiều trong một số lĩnh vực. Nhưng nhiều người chưa thực sự hiểu khấu hao là gì? Hãy cùng Vimoney tìm hiểu về khấu hao và các vấn đề liên quan!

Đặc điểm của khấu hao, phương pháp tính khấu hao chuẩn xác… là những vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm. Chúng ta lần lượt tìm hiểu về chúng.

Khái niệm: Khấu hao là gì?

Khấu hao (Depreciation): Chính là việc định giá, tính toán, phân bổ một cách có hệ thống giá trị của tài sản do sự hao mòn của chúng sau một thời gian sử dụng.

Khấu hao tài sản cố định là giá trị sử dụng của tài sản giảm dần do tham gia vào quá trình sản xuất và kinh doanh. Đó có thể do hao mòn tự nhiên hoặc những tiến bộ về công nghệ. Khấu hao tài sản cố định được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong suốt thời gian sử dụng tài sản cố định.

Máy móc, đồ nội thất, thiết bị văn phòng… là các tài sản cố định thường được tính vào khấu hao.

Ý nghĩa của khấu hao

Khấu hao có ý nghĩa to lớn trong cả lĩnh vực kinh tế và tài chính vì nó đo lường được mức độ hao mòn của 1 tài sản trong doanh nghiệp.

Về kinh tế, việc quản lý và theo dõi tài sản cố định gặp nhiều khó khăn do hao mòn tài sản cố định là hiện tượng khách quan, khó xác đinh, thậm chí là không thể. Trong khi đó, không thể ghi chép hoặc phản ánh giá trị của tài sản cố định trong sổ sách của kế toán. Chính vì thế, việc bán hoặc trao đổi tài sản cố định này với tài sản cố định khác là rất khó khi doanh nghiệp có ý định thay đổi.

Tuy nhiên, giá trị thực của tài sản cố định có thể được xác định thông qua hình thức trích khấu hao.

Ngoài ra, trong kinh doanh, khấu hao là một khoản chi phí. Vì vậy, khấu hao tăng đồng nghĩa với lãi ròng giảm. Nó làm giảm lợi tức ròng của doanh nghiệp.

Về tài chính, khấu hao được thể hiện bằng tiền. Tiền khấu hao tính vào chi phí kinh doanh, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Có thể nói, khấu hao sẽ làm tăng chi giá bán của sản phẩm, giảm đi sự cạnh tranh của doanh nghiệp.

Phân loại chi phí khấu hao

Chi phí khấu hao chia thành khấu hao tài sản cố định hữu hình và khấu hao tài sản cố định vô hình. Cụ thế như sau:

Chi phí khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) hữu hình

Được định nghĩa là giá trị khấu hao doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra để trích khấu hao tương ứng với nguyên giá của TSCĐ đó qua các kỳ, tùy thuộc vào thời gian sử dụng hữu ích của nó.

Theo định nghĩa của Chuẩn mực kế toán số 03, TSCĐ hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng. Hiểu một cách nôm na, nó là những loại tài sản có hình thái vật chất, cầm nắm được, sử dụng trong quá trình hoạt động hay sản xuất của công ty như máy móc, ô tô, trang thiết bị.

Chi phí khấu hao tài sản cố định vô hình

Đây là loại tài sản không có hình thái vật chất, không thể cầm nắm được, thuộc về cá nhân hoặc tổ chức nào đó như bằng sáng chế. Theo đó, chi phí khấu hao tài sản cố định vô hình được tính dựa trên lợi nhuận/lợi ích công ty thu về từ nó.

TSCĐ vô hình khác với TSCĐ hữu hình ở chỗ, dù không có hình thái vật chất nhưng có thể xác định được giá trị của nó. Doanh nghiệp nắm giữ và sử dụng nó trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cho thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình.

Tính giá trị hao mòn tài sản cố định như thế nào?

Phương pháp khấu hao TSCĐ thường mang tính định kỳ và được xem xét lại vào cuối năm tài chính. Nếu cách thức sử dụng tài sản có sự thay đổi đáng kể, doanh nghiệp sẽ tính đến cách thay đổi phương pháp khấu hao.

House model with chat bars and calculator isolated on white

Ba phương pháp tính giá trị hao mòn TSCĐ

Khấu hao đường thẳng (còn gọi là khấu hao tuyến tính)

Đây là phương pháp đơn giản, thường được sử dụng nhiều nhất. Theo đó, định mức khấu hao TSCĐ là như nhau trong suốt thời gian sử dụng.

Công thức: Chi phí khấu hao hàng năm = Nguyên giá tài sản cố định/thời gian khấu hao (12 tháng)

Trong đó, nguyên giá TSCĐ = Giá mua thực tế + Các khoản thuế + Các chi phí liên quan

Trường hợp nguyên giá TSCĐ hoặc thời gian trích khấu hao thay đổi thì chi phí khấu hao được tính lại theo công thức:

Chi phí khấu hao còn lại = Giá trị còn lại của tài sản cố định/Thời gian trích khấu hao còn lại

Khấu hao theo khối lượng sản phẩm

Phương pháp này, tuổi thọ hữu ích của tài sản sẽ được biểu thị bằng tổng số đơn vị dự kiến được sản xuất.

Căn cứ vào hồ sơ – kỹ thuật của tài sản cố định, doanh nghiệp sẽ tiến hành xác định tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của tài sản cố định, gọi tắt là sản lượng theo công suất thiết kế.

Công thức tính:

Mức trích khấu hao trong tháng của tài sản cố định = Số lượng sản phẩm được sản xuất trong tháng x Mức trích khấu hao bình quân cho một đơn vị sản phẩm

Trong đó:

Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm = Nguyên giá tài sản cố định/sản lượng theo công suất thiết kế.

Khấu hao theo số dư giảm dần

Các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực thường xuyên thay đổi, phát triển về công nghệ sẽ sử dụng phương pháp khấu hao này.

Công thức:

Giá trị khấu hao hàng năm = Nguyên giá của tài sản tại năm tính khấu hao x tỷ lệ khấu hao nhanh

Trong đó:

Tỷ lệ khấu hao nhanh (%) = Tỷ lệ khấu hao tài sản cố định theo đường thẳng x hệ số điều chỉnh.

Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo đường thẳng (%) = (1/thời gian trích khấu hao của TSCĐ) x 100

Cát Anh (T/h)

Exit mobile version