Phân tích: Thị trường tiền điện tử đã hết “lỗ sấp mặt”?

Thị trường tiền điện tử có chấm dứt được chuỗi ngày “lỗ sấp mặt” hay không?

Tổng vốn hóa thị trường giảm sâu, thị trường tiền điện tử đang phải đối mặt với thách thức lớn nhất trong nửa năm qua. 

Giám đốc điều hành Changpeng Zhao nói gì về hiện tượng lạ xảy ra trên sàn Binance?

Thị trường tiền điện tử có chấm dứt được chuỗi ngày “lỗ sấp mặt” hay không?

Sự không chắc chắn về quy định và sự thiếu minh bạch đối với stablecoin đã khiến thị trường tiền điện tử giao dịch ở mức thấp nhất trong ba tháng.

Tổng vốn hóa thị trường của tiền điện tử đã giảm xuống còn 1.020 tỷ USD ghi nhận mức thấp nhất trong 3 tháng qua. Thị trường phái sinh phục hồi nhẹ cùng phiên tăng giá trong cuối tuần qua, song chính sự thiếu minh bạch về các quy định liên quan đến stablecoin thì còn quá sớm để có thể ăn mừng một tin thắng trận. 

Hiện Bitcoin đang giao dịch quanh vùng tham chiếu 26.000 USD, XRP giảm mạnh trong 7 ngày qua, hiện giao dịch ở mức 0,48 USD, MATIC giảm xuống mức thấp nhất 0,6 USD, SOL giao dịch ở mức 22 USD. 

Mô hình giá giảm trong 10 ngày qua vẫn tiếp tục duy trì báo hiệu rằng xu hướng giảm giá sẽ còn kéo dài khi các quy định pháp lý dành cho thị trường tiền điện tử sẽ là một kịch bản tồi tệ. 

Diễn biến vốn hóa thị trường tiền điện tử trong thời gian qua.

Điều đáng nói, Binance lại trở thành đối tượng mà chính quyền EU để mắt tới.

Ngày 16/6, Pháp tiến hành điều tra sàn giao dịch được cho là hoạt động chui tại Pháp, cung cấp trái phép các dịch vụ giao dịch cho công dân nước này bất hợp pháp. Hơn nữa, theo các nhà quản lý, sàn giao dịch đã thiếu quy trình xác minh danh tính của khách hàng (KYC).

Cũng trong ngày, sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới thông báo từ bỏ cuộc chơi tại Hà Lan vì không xin được giấy phép cung cấp các dịch vụ giao dịch tiền điện tử tại quốc gia này. 

Chỉ số phái sinh tích cực

Bất chấp môi trường pháp lý tồi tệ, 2 chỉ số phái sinh chỉ ra rằng những người đầu cơ giá lên (long) vẫn chưa bỏ cuộc. Tuy nhiên, để phá vỡ trạng thái tiêu cực như hiện tại vẫn cần một khoảng thời gian tương đối dài. 

Các công cụ phái sinh cho thấy nhu cầu đối với đòn bẩy BTC, TH.

Hợp đồng vĩnh viễn có tỷ lệ cố định thường được tính phí 8 tiếng/lần.

Tỷ lệ phần trăm (+) cho thấy rằng người mua (buy) đã yêu cầu nhiều margin hơn. Tuy nhiên, phe bán khống (sell) yêu cầu đòn bẩy bổ sung, khiến tỷ lệ Funding Rate thay đổi. 

Funding rate là khoản thanh toán định kì giữa các trader 2 phe long và  short, con số này sẽ được tính dựa theo sự chênh lệnh giữa giá tài sản ở thị trường giao ngay (spot) và giá tài sản tại thị trường không kỳ hạn (futures). Funding rate thường được biểu diễn dưới dạng phần trăm.

FR trong 7 ngày đối với BTC và ETH hiện đang không rõ ràng, đây là biểu hiện của việc các vị thế mua-bán đang được cân bằng khi sử dụng các hợp đồng tương lai vĩnh viễn. 

Duy nhất chỉ có BNB là ngoại lệ khi các nhà giao dịch trả tới 1% mỗi tuần cho các khoản đặt cược ngắn. Nguyên nhân là do Binance đang phải đối mặt với các đòn thép pháp lý đến từ nhiều quốc gia khiến tỷ lệ rủi ro tăng cao. 

Tether FUD

Nhu cầu mua tài sản đang gây áp lực lớn lên giá trị tài sản hợp lý trong thị trường downtrend, mức chiết khẩu tỷ lệ giao dịch Tether hiện là hơn 2%. 

Tether (USDT) peer-to-peer với USD/CNY

“Tether premium” tại thị trường châu Á đã giảm xuống 99,2% – ghi nhận mức giảm đầu tiên kể từ ngày 6/6. Nguyên nhân là do có thông tin tài sản dự trữ của Tether có liên quan đến thị trường vay nợ ở Trung Quốc. 

Cụ thể, Tether nắm giữ thương phiếu phát hành bởi nhiều ngân hàng Trung Quốc, bao gồm Ngân hàng Thương mại và Công nghiệp Trung Quốc, Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc, Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc, Ngân hàng Trung Quốc chi nhánh Hong Kong,….với thời điểm đáo hạn trải dài trong giai đoạn 2020-2021. Đây cũng là giai đoạn nhạy cảm “bong bóng nợ” Evergrande. 

Dự cảm thời gian tới, thị trường tiền điện tử đang phục hồi trong vài tháng tới. Sự kiện Halving Bitcoin chỉ còn 300 ngày nữa sẽ đến, những người đầu cơ giá lên hiện đang đặt hy vọng vào sự chấp thuận của Ủy ban giao dịch chứng khoán Mỹ đối với ETF Bitcoin. Ngoài ta, các yếu tố thị trường vĩ mô và lạm phát có thể trở thành chất xúc tác lớn ảnh hưởng tới thị trường trong thời gian tới. 

Nguồn Cointelegraph 

Trader_Z

Các quan điểm và ý kiến ​​được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin tham khảo và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.

Exit mobile version