Khối lượng tiền điện tử của khu vực Bắc Mỹ tăng 1.000% nhờ sự thúc đẩy của DeFi

Theo nghiên cứu của Chainalysis, các giao dịch trên thị trường giao dịch phi tập trung DeFi của khu vực Bắc Mỹ trong năm 2020 ghi nhận lượng giao dịch cao nhất từ các nhà đầu tư bán lẻ với giá trị giao dịch nhiều nhất dưới 10.000 đô la.

Khu vực Bắc Mỹ ghi nhận sự tăng trưởng của tiền điện tử

Công ty phân tích kỹ thuật số Chainalysis đã đưa ra báo cáo cho rằng sự tăng trưởng mạnh mẽ trong thị trường tiền điện tử của khu vực Bắc Mỹ chủ yếu được thúc đẩy bởi sự gia tăng phổ biến của tài chính phi tập trung (DeFi).

Trong Báo cáo địa lý về tiền điện tử năm 2021, Chainalysis cho biết khối lượng giao dịch tiền điện tử hàng tháng trên khắp khu vực Bắc Mỹ đã tăng hơn 1.000% trong giai đoạn từ tháng 7 năm 2020 đến tháng 6 năm 2021. Khối lượng hàng tháng đạt mức cao nhất được ghi nhận vào khoảng 164 tỷ đô la trong tháng 5 năm 2021, trước khi lượng giao dịch giảm xuống chỉ còn hơn 100 tỷ đô la trong tháng 6 sau đó.

Theo báo cáo của Chainalysis, tài chính phi tập trung, hay DeFi là nguyên nhân chính thúc đẩy phần lớn các giao dịch cho khu vực Bắc Mỹ, giúp khu vực này tiếp tục duy trì vị thế là một trong những thị trường giao dịch tiền điện tử lớn nhất trên toàn thế giới. Từ tháng 7 năm 2020 đến tháng 6 năm 2021, các giao dịch tài chính phi tập trung DeFi chiếm tới 37% tổng khối lượng giao dịch của Bắc Mỹ với việc tổng giá trị các cư dân đã gửi khoảng 276 tỷ đô la tiền điện tử đến các nền tảng trong không gian DeFi.

Tính về tổng thể, khu vực Trung, Bắc và Tây Âu có ghi nhận về lưu lượng gửi tiền điện tử nhiều nhất với 389 tỷ đô la, chiếm khoảng 40% tổng khối lượng giao dịch của nó trong cùng khoảng thời gian. Nghiên cứu của Chainalysis cho biết “Cá voi DeFi” trở thành động lực chính để thúc đẩy khu vực này trở thành nền kinh tế tiền điện tử lớn nhất thế giới, với phần lớn các giao dịch chuyển tiền ở quy mô tổ chức đều hướng tới các nền tảng tài chính phi tập trung.

Tuy nhiên, báo cáo cũng cho biết các giao dịch DeFi của Bắc Mỹ được dẫn đầu bởi các nhà đầu tư bán lẻ trong giai đoạn trước, với nhiều giao dịch có giá trị dưới 10.000 đô la. Uniswap hiện đang là nền tảng DeFi phổ biến nhất ở khu vực Bắc Mỹ, với khối lượng giao dịch của người dùng được ghi nhận là trên 100 tỷ đô la từ tháng 7 năm 2020 đến tháng 6 năm 2021.

David Gogel, trưởng nhóm tăng trưởng dYdX cho biết: “Hiện tại, DeFi đang tập trung nhắm tới những người giao dịch trong thị trường tiền điện tử”. Ông cũng cho biết thêm “Đó là những người đã hoạt động trong ngành một thời gian và có đủ tiền để thử nghiệm các tài sản mới”.

Trong bối cảnh khác, thị trường tiền điện tử ở khu vực Đông Á đang có dấu hiệu suy giảm. Lý do có thể bởi các động thái đàn áp của Trung Quốc đối với ngành công nghiệp tiền điện tử và các hoạt động khai thác trong khu vực. Chainalysis báo cáo rằng khối lượng giao dịch P2P ở Trung Quốc đã giảm đáng kể trong năm vừa qua, khiến vị thế của quốc gia này tụt xuống vị trí thứ 155 trên toàn thế giới thay vì vị trí thứ 53 của năm trước.

Mặc dù tính từ tháng 7 năm 2020 đến tháng 6 năm 2021, khu vực Đông Á vẫn nhận được 591 tỷ đô la trong các giao dịch tiền điện tử, tương đương mức tăng trưởng gần 452% so với cùng kỳ năm trước nhưng khu vực này vẫn được công ty đánh giá là “tăng trưởng chậm nhất” trong phân tích của mình.

Chainalysis báo cáo: “Khai thác không phải là phần duy nhất của nền kinh tế tiền điện tử Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi cuộc đàn áp. “Chính phủ đã thực hiện các hành động khác như vận động chống lại tiền điện tử trên các phương tiện truyền thông do nhà nước tài trợ, đưa ra các thông báo cảnh báo chính thức trên các ứng dụng liên quan đến tiền điện tử và có khả năng dựa vào các công ty truyền thông xã hội để ngăn chặn nội dung liên quan đến tiền điện tử”.

Nguồn: Cointelegraph

Exit mobile version