Lộ diện doanh nghiệp điện khiến khối ngoại “tất tay” 800 tỷ

Khối ngoại bất ngờ chi gần 800 tỷ gom 25% cổ phần một doanh nghiệp ngành điện - Ảnh 1.

Khối ngoại bất ngờ chi gần 800 tỷ gom 25% cổ phần một doanh nghiệp ngành điện.

Các quỹ ETF trên thị trường chứng khoán hút ròng 46 tỷ USD

VPD được khối ngoại mua ròng 25%

Thị trường chứng khoán phiên 20/12 bất ngờ xuất hiện một loạt giao dịch thỏa thuận với khối lượng lớn cổ phiếu VPD của CTCP Phát triển Điện lực Việt Nam. Tổng khối lượng giao dịch lên đến 26,6 triệu đơn vị, tương đương 25% tổng lượng cổ phiếu lưu hành của VPD. Giá thỏa thuận 29.500 đồng/cổ phiếu, tổng giá trị giao dịch  lên tới 784,7 tỷ đồng.

Bên mua là các nhà đầu tư nước ngoài trong khi bên bán là các cổ đông trong nước, tương ứng giá trị mua ròng của khối ngoại trên cổ phiếu này lên đến gần 800 tỷ đồng. Sau các giao dịch, “room” ngoại của VPD còn lại 25,57 triệu cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ 23,9%.

Trong cơ cấu cổ đông của VPD, Tổng công ty Phát điện 1 (EVNGENCO1) hiện là cổ đông lớn nhất nắm giữ hơn 39 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 36,65%). Ngoài ra, VPD còn có 2 cổ đông lớn khác là CTCP Đầu tư xây dựng Tuấn Lộc và CTCP Nhiệt điện Phả Lại (mã PPC) với tỷ lệ sở hữu lần lượt là 17,2% và 10,6%.

Đáng chú ý, CTCP Đầu tư xây dựng Tuấn Lộc mới đây đã đăng ký bán toàn bộ 18,3 triệu cổ phiếu VPD đang nắm giữ. Giao dịch dự kiến được thực hiện theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận trong khoảng thời gian 12/12/2022 đến 16/1/2023.

Nhiều khả năng, tổ chức này chính là một trong số các bên đã “sang tay” cho khối ngoại phiên hôm nay. Sau giao dịch, CTCP Đầu tư xây dựng Tuấn Lộc sẽ “thoát vai” cổ đông tại VPD.

Với hiệu ứng từ giao dịch thỏa thuận “khủng”, cổ phiếu VPD tiếp tục bứt phá mạnh đi ngược thị trường.

Có thời điểm, VPD chạm trần khi lực chốt lời xuất hiện làm thu hẹp đôi chút đà tăng. Tạm dừng phiên sáng 20/12, thị giá VPD dừng ở mức 29.200 đồng/cổ phiếu, tăng hơn 40% so với đáy hồi giữa tháng 11.

Về kết quả kinh doanh quý 3, VPD ghi nhận doanh thu thuần đạt 250 tỷ đồng, tăng gần 33% so với cùng kỳ. Biên lãi gộp cao ngất ngượng ở mức 68,4% tương ứng lợi nhuận gộp đạt 171 tỷ đồng, tăng 49% so với cùng kỳ. Sau khi trừ chi phí, VPD lãi ròng 132 tỷ đồng, tăng 70,5% so với quý 3 năm ngoái.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, VPD ghi nhân doanh thu thuần đạt 524 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 218,7 tỷ đồng, lần lượt tăng 21% và 61% so với cùng kỳ. Với kết quả đạt được, doanh nghiệp ngành điện này đã hoàn thành vượt 88% mục tiêu lợi nhuận đề ra cho cả năm 2022.

Các quan điểm và ý kiến ​​được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.

Exit mobile version