Không mang giấy tờ tùy thân khi ra đường có thể bị phạt lên tới 500.000 đồng.

Không mang giấy tờ tùy thân khi ra đường có thể bị phạt lên tới 500.000 đồng.

Giấy tờ tùy thân hoặc giấy tờ cá nhân là những loại giấy tờ có thể giúp xác định đặc điểm và nhận dạng nhân thân của một con người cụ thể là CMND, CCCD và CCCD gắn chip. Khi bạn ra đường mà không cầm theo những giấy tờ quan trọng này bạn có thể bị phạt tiền từ 300.000 – 500.000 đồng

Phải mang theo giấy tờ tùy thân khi đi lại, giao dịch

CMND, CCCD và CCCD gắn chip đều là giấy tờ tùy thân của công dân do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp chứa những thông tin cơ bản về lai lịch, nhận dạng của công dân. Do đó:

Theo điểm a khoản 1 Điều 10 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP, trường hợp không xuất trình được giấy tờ tùy thân khi có yêu cầu kiểm tra sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 – 500.000 đồng.

Một số trường hợp không mang giấy tờ tùy thân khi ra đường thì sẽ bị bắt

Một số trường hợp không xuất trình được CMND, CCCD và CCCD gắn chip khi có yêu cầu kiểm tra sẽ bị bắt (tạm giữ hành chính). Chỉ có 05 trường hợp sau đây bị tạm giữ hành chính theo Điều 16 Nghị định 142/2021/NĐ-CP:

Theo đó, ngoài các trường hợp nêu trên, người không mang CMND, CCCD và CCCD gắn chip sẽ không bị tạm giữ hành chính mà công an chỉ mời về để xác minh nhân thân.

Mang theo giấy tờ tùy thân nhưng bị hỏng, rách, hết hạn thì sẽ bị phạt

Theo Điều 21, 23 Luật Căn cước công dân 2014, Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP, người sử dụng CMND, CCCD phải đi đổi sang CCCD gắn chip mới nếu thuộc một trong các trường hợp:

Người sử dụng CMND, CCCD thuộc một trong các trường hợp trên đều sẽ phải làm lại thẻ CCCD gắn chip mới để sử dụng. Nếu không đổi có thể sẽ bị phạt vì lý do không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD.

Tại điểm b khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021, mức phạt áp dụng với các vi phạm trên là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 – 500.000 đồng.

Exit mobile version