Khủng hoảng chip ở thành phố “trái tim công nghiệp ô tô” kéo tụt tăng trưởng kinh tế Mỹ

ViMoney-khủng hoảng chip của các hãng ô tô Mỹ

Khủng hoảng chip bán dẫn, sụt giảm sản lượng trong ngành ô tô Mỹ không chỉ là một điểm trừ lớn cho thành phố Detroit mà còn là nguyên nhân kéo tụt tăng trưởng toàn bộ nền kinh tế. 

Trong suốt tháng 7,8,9, biến thể Delta đã gây ra sự giảm tốc đáng chú ý khiến nền kinh tế toàn cầu điêu đứng, tác động tới tốc độ tăng trưởng chung cũng như tình hình tiêu dùng – một quan trọng trong chỉ số GDP cả nước.  

Tổng sản phẩm quốc nội Mỹ tăng trưởng chậm lại ở mức thấp nhất trong hơn 1 năm của quý III, GDP chỉ đạt 2% thấp hơn 1/3 so với tốc độ tăng trưởng được báo cáo trong quý II/2020.

Công nhân đang làm việc tại nhà máy FCA Mack Assembly ở Detroit, Michigan, Mỹ (Ảnh REUTERS)

Chi tiêu tiêu dùng vốn chiếm hơn 2/3 hoạt động kinh tế Mỹ đã tăng 1,6% sau khi tăng mạnh mẽ 12% trong quý II trước đó. Trong tất cả các lĩnh vực, mảng ô tô bị giảm 2,4 điểm phần trăm so với tăng trưởng kinh tế trong cùng thời kỳ. Đó là lực cản lớn nhất mà Detroit đã gây ra đối với sản lượng của Hoa Kỳ trong 4 thập kỷ trở lại đây, đồng thời là điều hiếm thấy trong cuộc suy thoái kinh tế.

Thủ phạm chính gây ra những khó khăn của ngành công nghiệp ô tô là sự thiếu hụt chip bán dẫn và hệ thống vi mạch trên toàn thế giới – nguyên vật liệu cần thiết để vận hành tất cả các hệ thống phức tạp của một chiếc xe hiện đại.

Khủng hoảng chip bắt đầu từ cuối năm ngoái khi các nhà sản xuất xe hơi đánh giá nhu cầu mua xe trong đại dịch Covid-19 thấp hơn dự kiến. Sau này, tình hình Covid-19 tồi tệ cùng nhiều thảm họa thiên nhiên đã khiến câu chuyện tiêu dùng trở thành 1 bài toán khó.

Không chỉ vậy, việc khủng hoảng chip, vi mạch và chất bán dẫn đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn cung ô tô, tivi, máy ảnh, điện thoại thông minh, thiết bị 5G và máy chơi game.

Với tốc độ phục hồi kinh tế sau đại dịch, chip bán dẫn và vi mạch trở thành đối tượng của nhiều ngành nghề, bởi vậy chúng đã trở thành nguồn hàng khan hiếm trên toàn cầu. Trầm trọng hơn, khủng hoảng chip nguồn cung và thiếu nguồn lao động đã khiến vật phẩm này “cháy” làm khó các ông lớn công nghệ.

Kết quả, sản lượng xe có động cơ của Mỹ đã giảm mạnh trong 9 tháng qua. Các chuyên gia dự đoán, tình trạng thiếu chip bán dẫn nếu kéo dài như hiện nay sẽ khiến doanh thu ngành công nghiệp ô tô toàn cầu mất khoảng 210 tỷ USD trong năm 2021

Các nhà hoạch định chính sách nhận định câu chuyện khủng hoảng chip ô tô đang là vấn đề nhức nhối xảy ra ngay trong bức tranh lạm phát của Mỹ. Sự thiếu hụt chip bán dẫn chỉ là một mảnh ghép ghép rất nhỏ khiến chỉ số lạm phát bị đẩy lên mức cao nhất.

Tuy nhiên những tác động tiêu cực về mặt doanh số sẽ được bù đắp bởi nhu cầu tiêu dùng phục hồi và lợi nhuận cao hơn từ giá xe tăng cao. Với việc khó có xe mới, người tiêu dùng Mỹ có nhu cầu mua xe sẽ tăng giá xe đã qua sử dụng, điều này đẩy giá xe cũ tăng vọt trong 3 tháng liên tiếp.

Các quan điểm và ý kiến ​​được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.

Zoe Nguyen (Nguồn REUTERS)

Exit mobile version