Khủng hoảng chuỗi cung ứng đang lan ra toàn cầu

Chuỗi cung ứng toàn cầu gặp khủng hoảng.

Nếu cuộc khủng hoảng năng lượng đưa chúng ta vào một mùa đông đắt đỏ nhất, thì chuỗi cung ứng sẽ bị phá vỡ và mọi người cảm thấy ớn lạnh thực sự.

Khủng hoảng chuỗi cung ứng: hết hàng, tăng giá

Nguy cơ đổ vỡ trong chuỗi cung ứng toàn cầu đã lan rộng từ cuộc khủng hoảng chip đến tình trạng thiếu hàng tiêu dùng.

Nhật Bản khan hiếm cửa hàng gà rán, Hàn Quốc hết hàng một số loại thuốc, tại Đông Nam Á, điện thoại di động Apple và giày Nike đang gặp tình trạng khan hàng, tại châu Âu và Mỹ, nhiều kệ hàng siêu thị trống rỗng.

Sự thiếu hụt không phải là khủng khiếp nhất, mà đáng sợ nhất là giá cả tăng vọt do điều này gây ra. Thịt bò Hàn Quốc đã được bán với giá hơn 4 triệu / kg, và giá bán buôn của thịt lợn đã đạt mức cao mới trong thập kỷ qua.

Bắt đầu từ tháng 10, Nhật Bản bắt đầu tăng giá thực phẩm và thuốc lá. Tại Delhi, Ấn Độ, cà chua đã tăng lên gần 20.000 VND/ kg, và giá rau tăng gấp đôi.

Nhìn lại Trung Quốc, do giá năng lượng và phương tiện sản xuất tăng mạnh, giá sản xuất công nghiệp (PPI) của Trung Quốc đã tăng lên mức cao nhất trong 26 năm.

Trong tháng 9, PPI tăng 10,7% so với cùng kỳ năm ngoái, cao nhất kể từ năm 1995; CPI tăng 0,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Kết hợp với tình hình của các nước Đông Á khác, áp lực chi phí chung và tăng giá sẽ dần ảnh hưởng đến nhiều công ty hơn.

Theo báo cáo, ít nhất 13 công ty niêm yết cổ phiếu bluechip thông báo tăng giá sản phẩm trong năm nay. Haitian Weiye, nhà sản xuất nước tương lớn nhất Trung Quốc, vừa thông báo tăng giá xuất xưởng của một số sản phẩm như nước tương, dầu hào, nước chấm từ 3% đến 7%.

Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng

Vòng khép kín của chuỗi cung ứng dù chặt chẽ nhưng rất dễ vỡ.

Trong kiềng ba chân của toàn cầu hóa, nếu Châu Âu và Mỹ là những nơi có công nghệ và tiêu dùng cao; Nga, Úc, Trung Đông và Nam Mỹ là những cơ sở năng lượng và nguyên liệu thô; trong khi đó, Trung Quốc và ASEAN là những trung tâm gia công, lắp ráp và sản xuất các bộ phận cơ bản.

Với khả năng tổ chức thông minh, các công ty đa quốc gia có thể giảm thiểu chi phí trong khi vẫn đạt được sản xuất theo yêu cầu với lượng hàng tồn kho bằng không.

Bánh đà phục vụ sản xuất và vận chuyển hoạt động hiệu quả trên khắp thế giới cho đến khi bùng phát hiện tượng thiên nga đen. Vòng khép kín của chuỗi cung ứng toàn cầu có hiệu quả đến đâu thì việc ngắt kết nối một trong số chúng đều gây nguy hiểm đến các mắt xích còn lại.

Thứ nhất, Đông Nam Á không có đủ năng lực sản xuất để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Theo thống kê, khoảng 3/4 sản phẩm giày dép của Nike được sản xuất tại Đông Nam Á, và hơn một nửa sản phẩm giày dép được sản xuất tại Việt Nam.

Người ta ước tính rằng sản lượng giày dép của Nike đã giảm khoảng 180 triệu đôi.

Thứ hai, ở châu Âu và châu Mỹ thiếu lao động, hiệu quả lưu thông hàng hóa thấp dẫn đến tình trạng tồn đọng hàng hóa.

Xe tải lớn không có người điều khiển, container không có công nhân vận chuyển, giá cước tăng cao, và các tuyến đường vận chuyển hàng hóa đường biển toàn cầu bị tắc nghẽn. Các nhà giao nhận lợi dụng tình thế khó khăn để đầu cơ container, tăng giá, làm cho chuỗi cung ứng vốn đã thiếu ban đầu trở nên tồi tệ hơn.

Thứ ba, Mỹ mở máy in tiền và rải tiền một cách rầm rộ, điều này làm trầm trọng thêm vòng luẩn quẩn của chuỗi cung ứng.

Các tài xế xe tải được trợ cấp cao cho dịch bệnh, và họ không còn động cơ để kiếm đồng lương ít ỏi.

Người dân Mỹ có tiền tiếp tục mua, mua và mua, sự thịnh vượng giả tạo của thị trường buộc tầng lớp trung lưu và thượng lưu của thị trường phải mở rộng sản xuất, việc vận chuyển trở nên khó khăn hơn. Mọi mắt xích trong chuỗi đều không muốn bị lỗ nên cuối cùng chỉ có người tiêu dùng là người chịu thiệt.

Khi nào thị trường sẽ phục hồi?

Thị trường và chuỗi cung ứng sẽ trở lại bình thường vào nửa cuối năm 2022

Tác động tiêu cực của lạm phát Mỹ đang lan ra, làm trầm trọng thêm sự mất cân bằng của nền kinh tế toàn cầu.

Các quốc gia ở thượng lưu của chuỗi công nghiệp làm chủ công nghệ cao cấp như chip được hưởng lợi từ việc tăng giá của các sản phẩm liên quan.

Và các nước đang phát triển ở trung và hạ lưu của chuỗi công nghiệp, vốn chủ yếu là chế biến và chế tạo sản phẩm, một bên phải đối mặt với sự gia tăng chi phí nguyên vật liệu và một bên là thu nhập bấp bênh do tăng giá.

Lạm phát ở Mỹ đang ảnh hưởng tiêu cực cho thế giới. Dưới tác động tổng hợp của chuỗi cung ứng thắt chặt và công việc bị cản trở, chuỗi lạm phát sẽ biến Giáng sinh này ở phương Tây thành một thảm họa Giáng sinh.

Theo dự báo, thị trường và chuỗi cung ứng sẽ trở lại bình thường vào nửa cuối năm 2022. Vào thời điểm đó, nước Mỹ bắt đầu thắt chặt tiền tệ, và giá cả hàng hóa và nhu cầu trở lại mức hợp lý.

Exit mobile version