Khủng hoảng điện ở Trung Quốc – Chuỗi cung ứng Việt Nam “hưởng lợi”

Khủng hoảng điện ở Trung Quốc - Chuỗi cung ứng Việt Nam “hưởng lợi”

Hiện tại, thực trạng khủng hoảng điện năng đang diễn ra tại Trung Quốc đã có những tác động mạnh mẽ trực tiếp lên chuỗi cung ứng trên toàn cầu, gây nên áp lực nặng nề tới nền kinh tế thế giới vốn đang phải “oằn mình” chống lại với chuỗi ngày dài đại dịch Covid tấn công.

Khủng hoảng điện của Trung Quốc đang gây ra ảnh hưởng đến vấn đề cung ứng và toàn bộ ngành sản xuất

Trung Quốc đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng điện lớn chưa từng thấy trong hơn 1 thập kỷ qua tại nước này. Nguyên nhân là do Bắc Kinh ban hành những chính sách như hạn chế lượng khí thải carbon. Vấn đề này gây ra những tác dộng lớn đến nền kinh tế toàn thế giới, khi mà nó đang được định hình lại qua các đợt dịch.

Khủng hoảng điện của Trung Quốc đang gây ra ảnh hưởng đến vấn đề cung ứng và toàn bộ ngành sản xuất

Tình trạng giá điện tăng mạnh khiến các cơ sở công nghiệp lớn tại Trung Quốc phải vật lộn với nó, thêm vào đó còn phải áp dụng phương pháp hạn chế sử dụng điện ít nhất bắt đầu từ tháng 3. Chính quyền Nội Mông đã đưa ra một số yêu cầu đối với các ngành công nghiệp nặng như nhà máy luyện nhôm, họ bị yêu cầu cần hạn chêsử dụng nguồn điện để có thể trong quý đầu tiên đạt được mục tiêu sử dụng năng lượng.

Ngay trong tháng 5, các nhà máy sản xuất tại Quảng Đông, một tỉnh có sản lượng xuất khẩu chính của Trung Quốc cũng đã nhận được một yêu cầu hạn chế lượng điện năng sửa dụng trong bối cảnh nhiệt độ nắng nóng tăng cao thêm vào đó là sản lượng thuỷ điện giảm xuống mức thấp hơn so với bình thường, gây nên hệ quả nghiêm trọng cho mạng lưới điện quốc gia. Dọc bờ biển phía Đông của nước này gồm các khu công nghiệp lớn cũng không thoát khỏi yêu cầu trên, họ cũng buộc phải giảm thiểu tối đa mức tiêu thụ điện và chịu cảnh cắt điện luân phiên.

Tới tháng 9 vừa qua, đã có thêm nhiều tỉnh, thành bị áp dụng việc hạn chế sử dụng điện, con số đã lên tới 16 tỉnh, thành chiếm hơn nửa Trung Quốc, bao gồm cả thủ đô Bắc Kinh và nó còn gây ra ảnh hưởng tới mạng lưới điện sinh hoạt của người dân cũng như các địa điểm công cộng.

Thiếu điện tác động lớn đến hoạt động sản xuất tại Trung Quốc. Ảnh: Bloomberg

Trung Quốc – Làn sóng mới dịch chuyển chuỗi cung ứng do khủng hoảng điện

Apple, Amazon, các nhà cung ứng cùng nhiều tập đoàn lớn khác đang lên kế hoạch chuyển dịch nhà máy sản xuất ra khỏi Trung Quốc để tránh tình trạng “tập trung sản xuất quá mức ” ở đại lục.

Cuối tháng 9 vừa qua sau một tuần thiếu điện trầm trọng, những nhà cung ứng của ông lớn Apple đã phải lên tiếng cảnh báo mối đe doạ lớn đối với chuỗi cung ứng do việc cắt điện gây ra. Vấn đề sẽ ngày một trầm trọng hơn có thể dẫn tới việc đứt gẫy chuỗi sản xuất và nó có thể trở thành xu hướng dài hạn. Một chuyên gia sản xuất loa ở Đông Hoản (Dongguan) thuộc tỉnh Quảng Đông đã nói: ” Tình trạng này có thể sẽ còn kéo dài tới cuối năm nay hoặc có thể còn kéo dài lâu hơn nữa”.

Một công ty chuyên cung ứng sản phẩm cho các ông lớn trong ngành như Amazon, Lenovo, v…v…. Nhưng họ chỉ có thể sản xuất 3 ngày trong tuần do bị hạn chế về nguồn cung điện. Vị giám đốc điều hành này còn chia sẻ thêm: “Những bất tiện do nguồn cung điện gây ra đang dần vượt quá khả năng chịu đựng. Chúng tôi cần xem xét lại các kế hoạch về việc chọn các nước ngoài Trung quốc để mở các cơ sở mới như Thái Lan, việt Nam hay Indonesia”.

Khủng hoảng điện Trung Quốc, chuỗi cung ứng Việt Nam “hưởng lợi”

Trong tháng 8 và tháng 9 đã ghi nhận mức tăng trưởng mạnh ở thị phần xuất khẩu sang Trung Quốc dựa trên thống kê sản lượng và giá bán thép – xi măng của Việt Nam so với giai đoạn tháng 5 cho tới tháng 7, cùng thời điểm các nhà máy trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng ở Trung Quốc bị cắt giảm công suất do lệnh thiếu nguồn cung điện. Do thiếu nguồn cung điện tạm thời nên các nhà xuất khẩu mảng vật liệu xây dựng của nước ta đang được hưởng lợi.

Realme – hãng điện thoại Trung Quốc cũng dần nội địa hóa chuỗi cung ứng của mình tại Việt Nam. Ảnh: Nhà máy sản xuất quầy kệ Á Đông.

Một trong những nhà sản xuất cung ứng quầy, kệ hàng đầu của Việt Nam, Tổng Giám Đốc Công ty Á Đông – ông Nguyễn Thiện Ngôn cho hay: ” Các thương hiệu bán lẻ tìm đến thị trường Á Đông tăng đột biến do cần lấp đầy sự thiếu hụt nguồn cung do các nhà sản xuất của Trung Quốc không đáp ứng đủ trong thời gian này. với các doanh nghiệp cung ứng Việt Nam thì đây chính là cơ hội lớn dành cho họ để họ chứng minh được năng lực sản xuất, tiến độ, chất lượng cũng như bài toán về chi phí lâu dài.

Nhu cầu cung ứng chuyển hướng tăng vọt đối với các nhà sản xuất trong nước. Ảnh: Một góc nhà máy sản xuất quầy kệ Á Đông.

Chuyên gia phân tích kinh tế của công ty IHS Markit, công ty top đầu thế giới, chuyên cung cấp và phân tích về thị trường và các ngành công nghiệp ông Rajiv Biswas cho hay: Cuộc dịch chuyển và đa dạng hoá chuỗi cung ứng đang điễn ra thì Việt Nam là một trong số nững nước đang được “hưởng lợi” nhất.

So với Trung Quốc, lợi thế của Việt Nam nằm ở phương diện chi phí sản xuất tương đối thấp, bên cạnh đó lại có lực kượng công nhân được đào tạo tốt, tay nghề chuyên môn cao, nhờ có sự đầu tư không lồ trong thập niên vừa qua mà cơ sở hạ tầng được cải thiện rõ rệt đang ở mức tốt.

Các doanh nghiệp Việt Nam đang nhanh chóng củng cố lại năng lực của mình trước xu hướng dịch chuyển ngày một mạnh mẽ của các ông lớn trong ngành để có thể dễ dàng tiếp nhận cũng như gia tăng vai trò của bản thân trong chuỗi cung ứng.

Các công ty đang dần tích cực đầu tư vào các phương diện như, vận hành, công nghệ sản xuất cũng như hoàn thiện mạng lưới logistic cạnh tranh như hiện nay. Doanh nghiệp cần nhạy bén và linh hoạt hơn nữa đối với những thay đổi đang diễn ra trên thị trường. Đây chính là yếu tố quyết định sự sống còn của doanh nghiệp , và là yếu tố quyết định xem một doanh nghiệp liệu có thể nắm bắt được cơ hội của đợt dịch chuyển lớn này không.

Exit mobile version