Khủng hoảng năng lượng, dầu khí lập đỉnh thách thức nhà cầm quyền

Khủng hoảng năng lượng, dầu khí lập đỉnh thách thức nhà cầm quyền

Lợi tức trái phiếu giảm, vàng chạm đỉnh 2.000 USD cùng với chuỗi thời kỳ khủng hoảng năng lượng đang thách thức các nhà cầm quyền.

Khủng hoảng năng lượng bắt đầu!

Thế giới đang chứng kiến những diễn biến phức tạp hậu chiến Nga – Ukraine. Sự trừng phạt Nga đến từ EU và đồng minh phương Tây có vẻ như không mấy khả quan khi đòn đáp trả lại của Nga được ghi nhận tương đối mạnh bạo.

Chỉ trong vài ngày qua, giá dầu thế giới tăng vọt vượt qua ngưỡng dự đoán trước đó khi lệnh cấm của Mỹ và EU đối với Nga làm dấy lên lo ngại về biến động tài chính.

Cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine chưa đi đến kết quả thế nhưng, rõ ràng, 1 cú shock lạm phát đã khiến thị trường tài chính toàn cầu rơi vào tình trạng đình trệ một cách rõ ràng.

Đồng RUB của Nga mất 50% giá trị, cổ phiếu Nga trên thị trường tài chính bay màu 90%, đồng Euro trượt dài trên bảng xếp hạng, hàng hóa tăng giá, khủng hoảng năng lượng leo thang chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Câu chuyện khủng hoảng năng lượng bắt đầu trở nên phức tạp khi giá dầu Brent đã cao hơn 9,95 USD hiện giao dịch ở mức 128,06 USD, dầu thô Mỹ tăng 8,35 USD lên mức 124,03 USD/thùng.

Khủng hoảng năng lượng, dầu khí lập đỉnh thách thức nhà cầm quyền

Người chịu thiệt từ khủng hoảng năng lượng là người tiêu dùng khi họ trực tiếp chứng kiến và trở thành nạn nhân tài chính khi các mặt hàng tiêu dùng tăng giá liên tục.

Tại Mỹ, Tổng thống Joe Biden cùng các đồng minh sẽ giải phóng 60 triệu thùng dầu từ kho dự trữ để giải quyết tình trạng tăng giá khí đốt. Tuy nhiên giá dầu thô vẫn trụ ở mức cao nhất từ trước đến nay ở mức 124,03 USD/thùng.

Thị trường chứng khoán “khóc ròng”

Thị trường chứng khoán châu Á chìm trong sắc đỏ lo ngại về một cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu.

Giá cổ phiếu S&P 500 tương lai giảm 1,3%, lợi tức trái phiếu có kỳ hạn của Mỹ “mệt mỏi” ở mức thấp nhất kể từ đầu tháng 1/2022. Chỉ số Nikkei của Nhật Bản (.N225) đã giảm 3,4% xuống mức thấp nhất trong vòng 15 tháng qua, MIAPJ0000PUS mất trắng 2,4%.

Chứng khoán Trung Quốc không mấy khả quan khi dòng cổ phiếu blue-chip (.CSI300) mất dần 2,3%, thị trường chứng khoán châu Á chứng kiến cảnh “hoàng hôn rực đỏ” trong nhiều ngày liên tiếp.

Nhà kinh tế Ethan Harris thuộc BofA nhận xét: “Nếu phương Tây cắt giảm việc xuất khẩu năng lượng dầu khí từ Nga, đó sẽ là cú shock lớn đối với thị trường thế giới”.

Ước tính, Nga đã “bay màu” 5 triệu thùng dầu, giá dầu thế giới có thể chạm ngưỡng 200 USD/thùng. Hệ quả của vấn đề này rõ nhất là khủng hoảng năng lượng, tăng trưởng kinh tế toàn cầu tụt giảm – đó chính là nỗi lo chung đè nặng lên vai những nhà cầm quyền.

Hiện tại, giá thực phẩm hàng hóa đã tăng mạnh, lúa mì tăng 60%; về khoáng sản có niken, nhôm, kém và đồng tăng lần lượt 19%, 15%, 12% và 8%. Cứ tiếp tục đà này, sự xung đột lạm phát chắc chắn sẽ xảy ra khi chỉ số CPI ước tính tăng gần 8%, cao hơn lãi suất cơ bản trong thời gian sắp tới.

Bức tranh tài chính đã không còn đơn giản với những sắc màu tươi sáng nữa.

“Do khả năng lạm phát đang hiện hữu, thực tế cho thấy ECB đang rất linh hoạt trong việc thu mua tài sản cho đến hết quý II để đẩy lùi việc tăng lãi suất cơ bản”, chuyên gia kinh tế tại NAB (Ngân hàng quốc gia Australia) – ông Strickland đánh giá.

Dòng chảy vàng sẽ ra sao?

Tăng trưởng châu Âu chắc chắn gặp nhiều thách thức khi nguồn cung năng lượng tại Nga sẽ dừng hoàn toàn. Đồng tiền chung Euro giảm 3% vào phiên cuối cùng của tuần trước giữ ở mức thấp nhất kể từ tháng 6/2020.

Nguy cơ giá Euro chạm đáy là điều không thể tránh khỏi.

Thay vào đó, Nga đang có chính sách thu mua vàng làm tài sản tích trữ. Bởi là tài sản trú ẩn an toàn nên vàng sẽ tăng giá cao trong thời gian sắp tới.

Ở khía cạnh khác, vàng “ngư ông đắc lợi” bởi được mênh danh là “bến đỗ an toàn” khi tăng đều 1,1% với mức giá hiện ở khoảng 1.991 USD – 2.000 USD/ounce.

Zoe (Nguồn Reuters)

Exit mobile version