Nỗi lo khủng hoảng năng lượng khi phương Tây tiếp tục giáng đòn đau vào Nga

Trong những ngày tới, IEA sẽ tung ra thảo luận về việc những kế hoạch xung quanh việc giải phóng lượng dầu dự trữ trong những bước tiến tiếp theo.

Nỗi lo về khủng hoảng năng lượng trở nên gay gắt trước nỗi lo Mỹ và đồng minh áp lệnh trừng phạt mới với Nga.

Khủng hoảng năng lượng

Giá dầu thô WTI của Mỹ được giao dịch ở mức 100,8 USD/thùng, giảm 1,14 USD, tương đương 1,12%. Cùng thời điểm, giá dầu thô Brent “neo” ở mức 106,6 USD/thùng.

Giá dầu giảm do mối đe dọa về một lệnh trừng phạt mới với Nga đến từ phương Tây có thể khiến thế giới đối mặt với việc khủng hoảng năng lượng lớn nhất từ trước đến nay. Động thái giá dầu giảm như một cú hích chống lại nỗi sợ đó.

Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đang chuẩn bị tung ra gói trừng phạt mới nhằm vào Nga liên quan đến cáo buộc Moscow “giết dân thường” ở thị trấn Bucha, ngoại ô Kiev, Ukraine. Tổng thống Volodymyr Zelenskiy mô tả sự việc vừa qua là “tội ác chiến tranh” đồng thời kêu gọi thế giới mạnh tay trừng phạt.

Nga bị buộc tội “giết hại dân thường” tại thị trấn Bucha, ngoại ô Kiev, Ukraine.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đến thăm thị trấn Bucha vào ngày 4/4/2022 

Về phía Nga, điện Kremlin phủ nhận mục tiêu quân sự ngắm vào dân thường. 

Mối lo ngại lớn của thế giới trở nên gay gắt khi Mỹ và châu Âu chuẩn bị ra tay trừng phạt Nga. EU đề xuất cấm mua than và ngăn tàu Nga tiến vào cảng EU. Anh hối thúc G7 và NATO biểu quyết việc cấm nhập khẩu năng lượng khí đốt từ Nga.  

Trong khi đó, Thủ tướng Đức Olaf Scholz tuyên bố Nga phải “chịu hậu quả” về những gì đang xảy ra ở Bucha, các đồng minh gật đầu bổ sung “đòn đau” giáng vào Nga trong vài ngày tới.

Thế giới sẽ phải chứng kiến một trong những cuộc chiến gay gắt nhất từ 2 phía, câu chuyện khủng hoảng năng lượng vốn chưa có đáp án nay thêm mệnh đề đòi hỏi cần có 1 đáp án vẹn toàn.

Nga sẽ làm gì khi thế giới rơi vào cảnh khủng hoảng năng lượng?

Mối lo nguồn dự trữ dầu trong vòng xoáy chính trị

Mối lo về dữ trữ nguồn cung tăng cao, mọi cố gắng tăng giá của đồng USD vô ích khi giá dầu có khả năng tăng cao hơn bất kỳ đồng tiền nào khác.

Đồng USD phản ứng khi tăng cao nhất trong gần 2 năm qua sau phát ngôn mang tính “diều hâu” về việc tiếp tục tăng lãi suất của FED.

Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa công bố quyết định xuất kho khoảng 1 triệu thùng dầu/ngày từ kho Dự trữ dầu mỏ chiến lược (SPR) trong 180 ngày nhằm hạ nhiệt giá nhiên liệu, kỳ vọng đáp ứng nhu cầu cho tới cuối năm 2022.

Nắm trong tay 570 triệu thùng dầu trong kho – đây là mức thấp nhất từ năm 2002. Hành động xả 30% dữ trữ năng lượng dầu của ông chủ Nhà Trắng trong 6 tháng tới đã khiến giá dầu hạ nhiệt tạm thời.

Song trong tương lai dài hạn, đây chưa phải là biện pháp tốt nhất bởi kế hoạch này chưa chắc đã giải quyết được vấn đề nguồn cung liên tục trong những năm tới.

Lo lắng gia tăng khi Trung Quốc đóng cửa toàn thành phố Thượng Hải để phong tỏa 25 triệu cư dân nhằm ngăn chặn Covid-19.

Thượng Hải đóng cửa toàn thành phố để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19.

Tổng giám đốc Nissan Securities, ông Hiroyuki Kikukawa cho biết: “Giá dầu có thể sẽ duy trì ở mức khoảng 100 USD/thùng trong 1 thời gian dài và kỳ vọng không có bất kỳ xung đột nào xảy ra ở Trung Đông”.

Trong những ngày tới, IEA sẽ tung ra thảo luận về việc những kế hoạch xung quanh việc giải phóng lượng dầu dự trữ trong những bước tiến tiếp theo.  

Mỹ-Latinh đau đầu vì chi phí vận chuyển dầu diesel

Mỹ giải phóng 1 triệu thùng dầu dữ trữ/ngày để cứu thị trường tăng nhiệt, tuy nhiên một bài toán khác đặt ra, các nước Mỹ-Latinh liệu có gánh được mức giá vận chuyển năng lượng tăng cao hay không?

Sự thiếu hụt dầu khí đã khiến giá dầu bị đẩy lên cao gián tiếp gây ra hiện tượng tăng giá sản phẩm, nhất là trong bối cảnh Mỹ đang phải chịu đựng nỗi đau lạm phát mạnh nhất trong 40 năm.

Các nhà xuất khẩu đang cố gắng để tiếp tục hợp đồng dầu diesel dài hạn với các nước Mỹ-Latinh. Tuy nhiên, chi phí vận chuyển hàng hóa năng lượng cùng việc chi phí bảo hiểm đột ngột tăng giá là một bài toán khó đối với thị trường chung.

Được biết, Châu Âu đang tìm kiếm nhiều dầu diesel trong nỗ lực cai nghiện cơn khát dầu của Nga.

Hiện tại, nhiều mặt hàng dầu diesel xuất khẩu của Mỹ đang được gửi đến Brazil bởi quốc gia này nhập khẩu từ 20% đến 30% nhu cầu dầu diesel. Theo một nguồn thạo tin, giá nhập khẩu dầu từ Mỹ vào Brazil sẽ ở mức cao bởi “thị trường khan hiếm, dầu diesel không phải là nguồn trữ có sẵn”.

Zoe (Nguồn Reuters)

Exit mobile version