Thư viện crypto: “Doping” nợ công quá liều, thị trường tiền điện tử có “hóa đá” khi Mỹ vỡ nợ 

Thị trường tiền điện tử tuy mới nhưng cũng đủ trưởng thành để cảm nhận và thích ứng với cả những biến động nhỏ của dư chấn tài chính toàn cầu.

Khủng hoảng nợ công ở Mỹ có thể giáng đòn đau sẽ tác động thế nào vào không gian tiền điện tử nói chung và Bitcoin nói riêng. 

Lối thoát nào có thể cứu Washington thoát khỏi ngày tận thế tài chính

Mỹ hiện đang căng thẳng giữa các vòng thảo luận về việc nâng trần nợ công để tránh khỏi thảm họa vỡ nợ vào ngày 1/6/2023.

Trần nợ công giữ vai trò là cơ chế kiểm soát các vấn đề tài khóa, đại diện cho sức khỏe tài chính của một quốc gia. Giữa thời khắc quan trọng như hiện nay, toàn thế giới đang hướng sự chú ý vào tâm điểm trên đồi Capitol.

Nếu không nâng trần nợ, Mỹ sẽ không có đủ tiền trả cho các trái chủ và tiền dịch vụ công. Hậu quả là chính phủ “ngủ đông”, dịch vụ công đóng cửa, vỡ nợ, đồng USD mất giá khiến thị trường tài chính thế giới hỗn loạn. 

Trong quá khứ, Mỹ đã vượt qua khủng hoảng trần nợ công bằng cách nào?

Năm 1791, nợ phát sinh của Mỹ trong cuộc Cách mạng Mỹ đã lên đến hơn 75 triệu USD. Trong những năm tiếp theo (45 năm), khối nợ quốc gia tăng đều đặn. 

Năm 1835, nợ ngân sách quốc gia đã giảm đáng kể do việc bán đất và cắt giảm ngân sách liên bang. Tháng 2/2023, khoản nợ công đã đạt mức 31.500 tỷ USD, mức tăng trưởng 19.000% trong thế kỷ trước. 

Ảnh biểu đồ nợ công của Mỹ từ năm 1966 đến 2023 (Nguồn: Statista)

Nguyên nhân của việc tăng mức nợ công do nhiều yếu tố như lịch sử, các quyết định chính trị và động lực tăng trưởng kinh tế, nhu cầu tài khóa do xung đột khiến quốc gia sử dụng nợ công như một liều “doping” kinh tế. Nói theo các khác, khoản nợ quốc gia đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành chính sách tiền tệ của nền kinh tế của một cường quốc. 

Đồng USD với tư cách là đồng tiền dự trữ liên bang gắn liền với nợ công. Mức độ tin tưởng đối với các cam kết tài chính của chính phủ Mỹ khiến các quốc gia coi USD là tài sản quan trọng nhất, điều này đã thúc đẩy việc hình thành trái phiếu kho bạc Mỹ – tài sản ổn định nhất trong hệ thống tài chính toàn cầu. 

Thực tế, Mỹ vẫn luôn tránh được khủng hoảng vỡ nợ, tuy nhiên, đã có giai đoạn, Mỹ phải đứng trước bờ vực vỡ nợ. 

Đáng chú ý nhất vào năm 1979, Mỹ rơi vào tình trạng vỡ nợ kỹ thuật không trả được tiền cho các trái chủ (chậm trễ chuyển đổi sang hệ thống xử lý điện tử). Trong thời gian này, kho bạc đã không thể mua lại 120 triệu USD tín phiếu đúng hạn. Mặc dù chỉ là sự cố kỹ thuật, nhưng hậu quả nhãn tiền: Lãi suất ngắn hạn tăng. 

Trước đó, năm 1790, Mỹ cũng phải đối mặt với vỡ nợ do thách thức chuyển giao quyền lực từ chính quyền cũ sang chính phủ liên bang mới thành lập. Điều này tương tự giai đoạn 1812 -1814 khi Mỹ đối mặt với chiến tranh, chính phủ thiếu vàng, bạc đã khiến việc trả nợ bị quá hạn. 

Tuy nhiên, sự kiện đáng nhớ nhất vào năm 1933. 

Cuộc Đại suy thoái kinh tế 1929-1933 bùng nổ ở Mỹ đã chấm dứt giai đoạn ổn định của chủ nghĩa tư bản trong những năm 1920. Mỹ vỡ nợ, khi giá trị hàng xuất khẩu giảm từ 5,2 tỷ USD xuống 2,4 tỷ USD, nhập khẩu giảm từ 4,4 tỷ USD xuống 1,3 tỷ USD, GDP giảm 50%, 12 triệu dân thất nghiệp,…..

Nâng trần nợ công sẽ không tạo ra nợ mới mà sẽ cho phép Bộ Tài chính tài trợ cho các khoản chi tiêu dịch vụ xã hội, an sinh xã hội,….Cơ chế nâng trần nợ khá phức tạp. Quốc hội có thể tăng, giảm hoặc duy trì trần nợ và họ cũng có thể quyết định đình chỉ trong một khoảng thời gian. Tranh chấp chính trị thường gia tăng trong khoảng thời gian này.

Khoản chi tiêu tự nguyện của Mỹ từ đầu 1/1/2023 đến 31/3/2023. 

Năm 2013, Mỹ đối mặt với một cuộc khủng hoảng trần nợ nghiêm trọng.

Bộ Tài chính đã sử dụng “các biện pháp đặc biệt”, về cơ bản là mua thêm thời gian để chính phủ thanh toán các hóa đơn, mua lại khoản nợ hiện có để giải phóng khả năng vay dưới mức trần.

Vì Quốc hội không thông qua một dự luật phân phối ngân sách hoặc nghị quyết tiếp tục cho năm tài chính 2014, việc cấp tiền cho chính phủ đã bị ngừng lại. 

800.000 công chức phải nghỉ không lương vô hạn, 1,3 triệu công chức phải tiếp tục làm việc nhưng không được trả lương cho tới khi một khoản ngân sách khác được thông qua. 

Cuối cùng, lưỡng viện Quốc hội chấp nhận lùi bước, thông qua kế hoạch chi tiêu ngân sách 2 tài khóa liên tiếp 2014 và 2015. Ngân sách tài khóa 2014, bắt đầu từ ngày 1/10/2013, là 1.012 tỷ USD và tài khóa 2015 là 1.014 tỷ USD và xóa bỏ việc cắt giảm chi tiêu tự động 63 tỷ USD. 

Với các kế hoạch chi tiêu ngân sách này, cho đến tháng 10/2015, nước Mỹ sẽ tránh được nguy cơ đóng cửa công sở liên bang và chính trường Mỹ đã tạm thời chấm dứt 3 năm tranh cãi nội bộ về kế hoạch chi tiêu, cắt giảm thâm hụt ngân sách và thuế má.

Hiện tại, đảng Cộng hòa và Dân chủ đang căng thẳng trong các cuộc họp khi sức ép thời hạn đến gần. 

Cuộc họp ngày 28/5 có vẻ đã giải quyết sơ bộ vấn đề. Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện Mỹ thuộc đảng Cộng hòa đạt được thỏa thuận sơ bộ để nới trần nợ công, tránh tình trạng vỡ nợ như: Đình chỉ trần nợ, giảm chi tiêu chính phủ, siết chặt tiêu chuẩn nhận trợ cấp,…

Thị trường tiền điện tử sẽ ra sao khi Mỹ vỡ nợ?

Hầu hết các cuộc đàm phán trần nợ sẽ có tác dụng tới thị trường tài chính, bao gồm tiền điện tử. 

Đầu tuần này, tin tức về lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ tăng đột biến đã khiến Bitcoin đột ngột rớt về mốc dưới 26.000 USD. Sự sụt giảm này đã khiến mọi thành tích của Bitcoin trong vài tháng qua không còn ấn tượng. 

120 triệu USD bị thanh lý trên toàn thị trường chỉ trong vòng 24 giờ đồng hồ. Và kể cả khi Bitcoin lấy lại được điểm tựa trên 26.000 USD thì cũng không có điều gì là chắc chắn ở thời điểm hiện tại. 

Phân tích on-chain, các chỉ báo cho rằng đây là sự bắt đầu của 1 chu kỳ tăng giá, tuy nhiên khối lượng giao dịch không thay đổi có thể thấy rằng các nhà giao dịch đang tiếp cận thận trọng vào thị trường. 

Nếu Mỹ vỡ nợ, thị trường tiền điện tử sẽ rơi vào điểm tiêu cực. Phản ứng ban đầu, các nhà giao dịch sẽ bán tháo tài sản để mua USD, vàng và một vài tài sản ít biến động. 

Kịch bản ngược lại, trung hạn và dài hạn, việc vỡ nợ có thể trở thành công tắc kích hoạt giá Bitcoin. Bởi Bitcoin đã được nhiều nhà đầu tư chuyên nghiệp đưa vào danh mục 1 trong 3 tài sản có thể chống lại lạm phát. 

Khủng hoảng toàn cầu sẽ khiến những điểm hổng tài chính và thị trường bị phơi bày.

Bitcoin với tư cách là đồng tiền vua hay thị trường tiền điện tử sẽ tránh khỏi khủng hoảng, cảm nhận được sự phân chia của thị trường trong giai đoạn khủng hoảng. 

Thị trường tiền điện tử tuy mới nhưng cũng đủ trưởng thành để cảm nhận và thích ứng với cả những biến động nhỏ của dư chấn tài chính toàn cầu. 

Nguồn Cryptoslate

Trader_Z

Các quan điểm và ý kiến ​​được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.

Exit mobile version