Khủng hoảng trần nợ của Hoa Kỳ: Chất xúc tác cho sự khác biệt của tiền điện tử?

Nhiều người trong và ngoài ngành công nghiệp tiền điện tử tin rằng mối quan hệ chính trị xung quanh việc khủng hoảng trần nợ khiến tài sản kỹ thuật số trở nên hấp dẫn hơn trong thời gian dài.

Tình trạng vỡ nợ của Chính phủ Liên bang Hoa Kỳ ít nhất tới thời điểm hiện tại đã được ngăn chặn. Ngày 7 tháng 10, Thượng viện đã bỏ phiếu để tăng giới hạn nợ thêm 480 tỷ USD. Đây là một số tiền cần thiết để những người vay khoản nợ lớn nhất thế giới có thể tiếp tục thanh toán các nghĩa vụ của mình cho đến đầu tháng 12.

Thỏa thuận này như một giải pháp tạm thời cho sự bế tắc kéo dài hàng tuần khiến các nhà đầu tư trong và ngoài Mỹ không thể yên tâm. Khó có thể tưởng tượng được rằng viễn cảnh về một vụ vỡ nợ của Hoa Kỳ lại có thể dễ hình dung đến thế.

Khi toàn hệ thống gần đi tới đỉnh điểm trước cuộc bỏ phiếu, thị trường tiền điện tử đã hoạt động tốt, dẫn đầu là một đợt tăng giá lớn nhất của Bitcoin (BTC) trong nhiều tháng. Điều này đã thúc đẩy những câu chuyện truyền thống về sự tách biệt của tiền điện tử ra khỏi khác tài sản truyền thống và coi BTC như một nơi trú ẩn an toàn trong giai đoạn khủng hoảng tài chính sắp xảy ra.

Vậy nên, những tác động có thể có của cuộc khủng hoảng giới trần nợ và vai trò của tài sản kỹ thuật số trong hệ thống tài chính toàn cầu là gì?

Tăng hạn mức thẻ tín dụng

Nhờ kiểm soát được việc in ấn đồng tiền dự trữ của Thế giới nên Chính phủ Hoa Kỳ có quyền duy nhất trong việc đặt ra giới hạn nợ của mình. Lần đầu tiên Quốc hội áp đặt giới hạn tổng nợ quốc gia là vào năm 1939 và giới hạn này đã tăng hơn 100 lần kể từ đó.

Mặc dù thông thường, việc tăng trần nợ không phải là vấn đề về đảng phái nhưng lần này mọi việc đã khác. Được ủng hộ bởi chương trình nghị sự Chi tiêu môi trường xã hội đầy tham vọng của đảng Dân chủ, các đảng viên đảng Cộng hòa tại thượng viện đã có lập trường vững vàng, từ chối hỗ trợ các nỗ lực của đối thủ nhằm giải quyết thời hạn sắp tới cho việc tăng giới hạn nợ hoặc vỡ nợ liên bang.

Việc đảng Cộng hòa không ủng hộ việc tăng giới hạn nợ khi cần phải có 60 phiếu bầu để Thượng viện thông qua thay vì áp dụng hình thức biểu quyết đa số mà đảng Dân chủ đang chiếm ưu thế, được coi như một động thái mang tính biểu tượng. Việc tăng số tiền mà kho bạc có thể vay không cho phép chi tiêu mới để phục vụ cho việc trang trải các nghĩa vụ hiện có.

Bỏ qua vấn đề chính trị về đảng phái sang một bên, một số nhà phê bình tin rằng chính sách nợ Liên bang dựa vào việc liên tục tăng giới hạn đi vay sẽ có ảnh hưởng tiêu cực tới tài chính với người Mỹ bình thường. Chris Kline, nhà đồng sáng lập và Giám đốc điều hành của nhà cung cấp đầu tư hưu trí tiền điện tử Bitcoin IRA lưu ý với Cointelegraph rằng:

“Chính phủ đã tự cho mình khả năng tăng hạn mức thẻ tín dụng trung bình hàng năm trong suốt cả trăm năm qua và điều đó có sự phân tán đối với tầng lớp trung lưu. Tầng lớp trung lưu của Mỹ đang cảm thấy khó khăn tài chính lớn nhất là từ lạm phát, chi phí gia tăng,… Tất cả đều xuất phát từ chính sách tiền tệ đang mở rộng bảng cân đối đô la Mỹ.

Nơi ẩn náu đầy rủi ro

Một giải pháp vá lỗi tạm thời mà Thượng viện đã đồng ý chỉ có tác dụng ngăn chặn vấn đề trần nợ đến tháng 12, giúp duy trì hiệu quả tình trạng bất ổn của kinh tế vĩ mô. Một trong những lập luận nổi bật là sự không chắc chắn này có thể sẽ ảnh hưởng tới BTC trong những tuần tới.

Arina Kulackovska, người đứng đầu các giải pháp thanh toán của sàn giao dịch tiền diện tử CEX.IO tin rằng “Sự không chắc chắn này có thể là động lực thúc đẩy cho một đợt tăng giá BTC mới”.

Đồng thời, Kulackovska cũng lưu ý rằng, tiền điện tử đang bắt đầu có sự “khác biệt với các thị trường kế thừa” như việc chúng sẽ ít chịu ảnh hưởng với các động lức kinh tế vĩ mô hơn các loại tài sản truyền thống.

Kay Khemani, giám đốc điều hành của nền tảng giao dịch trực tuyến Spectre.ai, tin răng các tác động của việc đình chỉ giới hạn nợ đối với thị trường tài chính nói chung, bao gồm cả tài sản kỹ thuật số, “có thể sẽ thuận lợi bởi nó có ý nghĩa thanh khoản hơn trong hệ thống”, và “có xu hướng chảy vào các tài sản tài chính trước tiên”.

Khemani nhận xét thêm “Theo thời gian, nợ cao hơn sẽ làm xói mòn giá trị của đồng USD và điều này sẽ càng củng cố thêm việc cho rằng, có thể sai lầm, nhưng tiền điện tử vẫn là một tài sản trú ẩn an toàn.”

Tuy vậy, việc tiền điện tử tách khỏi các tài sản phổ biến khác như cổ phiếu vẫn còn là một vấn đề tranh luận. Eric Bleeker, nhà phân tích của công ty tư vấn đầu tư The Motley Fool, đưa ra nhận xét:

“Là một loại tiền tệ dựa trên toán học đã được xác định thay vì xung đột chính trị, bạn sẽ thấy rằng BTC sẽ được hưởng lợi từ các sự kiện như chênh lệch trần nợ […] Trong khi hầu hết những người hâm mộ BTC chỉ ra rằng nó là một tài sản có nguồn cung hạn chế có giá trị tăng khi Mỹ nhiều nợ xấu hơn, nhưng thực tế thì nó có mối tương quan chặt chẽ nhất với giá trị của các tài sản rủi ro khác khi bán ngắn hạn, bán tháo.”

Một ví dụ mà Bleeker đưa ra là BTC đã giảm hơn 50% giá trị vào giai đoạn tháng 3 năm 2020, thời điểm bắt đầu đại dịch. Ông cũng nói thêm rằng nếu trong thời gian dài thì mọi thứ có thể diễn ra khác. Bởi các sự kiện như khủng hoảng nợ trần làm quy giảm niềm tin vào đồng USD và khiến cho các lựa chọn thay thế như BTC trở nên hấp dẫn hơn.

Lợi ích lâu dài

Mặc dù những người tham gia và phân tích những tác động ngắn hạn trong các ngành khác nhau không có sự chắc chắn về giới hạn nợ Liên bang của Hoa Kỳ đối với thị trường tiền điện tử nhưng hầu hết họ đều thống nhất quan điểm về ảnh hưởng của nó đến thị trường dài hạn. Hai xu hướng đồng thời thường được đề cập tới là sự mất niềm tien vào đồng USD, các tổ chức ủng hộ nó và nhu cầu ngày càng tăng về tiền điện tử.

Haohan Xu, Giám đốc điều hành của nền tảng giao dịch tài sản kỹ thuật số Apifiny kỳ vọng rằng việc nâng trần nợ sẽ “gây áp lực mua BTC nhiều hơn, khiến giá ngày càng tăng”. Marie Tatibouet, Giám đốc tiếp thị của sàn giao dịch tiền điện tử Gate.io cho rằng: “Chất lượng của tiền điện tử như một phòng vệ giá thị trường sẽ được bộc lộ”. Tatibouet nói thêm rằng, thị trường tiền điện tử đã phát riển nhanh hơn cổ phiếu và vàng kể từ khi dịc bệnh bắt đầu. “Nếu thực sự xảy ra khủng hoảng tài chính do Chính phủ vỡ nợ thì tiền điện tử sẽ là nơi trú ẩn an toàn trong dài hạn vì nó đã chứng minh được điều đó.”

Theo Daniel Gouldman, Giám đốc điều hành và nhà đồng sáng lập của công ty cung cấp dịch vụ tài chính Unbanked, gọi toàn bộ những giao động xung quanh việc tăng giới hạn nợ là “hoàn toàn nực cười”, vì nó khiến điểm tín dụng của Hoa Kỳ trở thành “con tin” của chính trị đảng phái:

“Chúng tôi hoan nghênh mọi người tham gia vào thị trường tiền điện tử khi các quan chức được bầu của chúng tôi tiếp tục thi gan với và sự tín nhiệm hoàn toàn vào đồng đô la Mỹ và cam kết của chính phủ Hoa Kỳ đối với các quyết định chi tiêu trước của chính họ.”

Ron Levy, Giám đốc điều hành của công ty giáo dục và đào tạo blockchain The Crypto Company, đã lưu ý sự tương phản dễ thấy giữa hai hệ thống tài chính mà cuộc khủng hoảng trần nợ có thể tạo ra. Levy nhận xét với Cointelegraph rằng đây có thể là thời điểm mà cuối cùng, ngành công nghiệp tiền điện tử cũng tách khỏi tài chính truyền thống:

“Về mặt truyền thống, chúng ta không thể tránh khỏi việc tiếp tục in tiền, lạm phát ngày càng tăng và những bất ổn về kinh tế. Về mặt tiền điện tử, chúng ta có một ngành công nghiệp đã và đang tiếp tục phát triển theo cấp số nhân”

Việc phân tách chưa biết có thể đạt được hay không nên không thể bàn tới chuyện nó sẽ phân tách vào thời điểm nào. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng trần nợ đi một chặng đường dài hướng tới việc làm nổi bật sự khác biệt giữa cách thức quản lý tiền kỹ thuật số và truyền thống. Đây là sự so sánh không mấy có lợi cho các loại tiền tệ fiat.

Nguồn: Cointelegraph

Exit mobile version