Chi phí sinh hoạt ở Nhật Bản tăng phi mã trong 16 tháng

Kinh tế Nhật Bản đối diện với bài toán CPI tăng nhanh nhất trong 16 tháng

Kinh tế Nhật Bản đối diện với bài toán giá nhiên liệu tăng cao đã khiến chi phí sinh hoạt ở Tokyo tăng lên mức cao nhất trong 16 tháng. Mặc dù theo giới chức, đây là mức tăng không đáng lo ngại so với các quốc gia khác – nơi các ngân hàng trung ương đang phải giảm bớt các biện pháp hỗ trợ bằng chính sách tiền tệ trong thời gian chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.

Ngay tại thủ đô Tokyo, chỉ số giá tiêu dùng CPI cơ bản đã tăng 0,3% trong tháng 11 so với cùng kỳ năm ngoái (không tính đến thực phẩm). Ngoài ra, nhà ở tăng 43,1% cũng góp phần không nhỏ vào việc đẩy CPI tăng.

* CPI: Consumer Price Index là chỉ số giá tiêu dùng tính theo phần trăm nhằm phản ánh mức thay đổi của giá hàng tiêu dùng theo thời gian. 

Kinh tế Nhật Bản đang chứng kiến tốc độ lạm phát khá khiêm tốn so với ở Mỹ và một số quốc gia châu Âu. Tốc độ này đang tăng chậm nhưng đều đặn sau khi tăng trên 0 vào cuối mùa hè trong bối cảnh giá hàng hóa toàn cầu đội giá buộc chi phí đối với doanh nghiệp địa phương đạt mức cao nhất trong 40 năm.

Giá xăng tại Nhật Bản chạm ngưỡng cao nhất trong 7 năm qua.

Chỉ số CPI trung bình tăng 0,1% được đưa ra sau khi Thủ tướng Fumio Kishida tuyên bố cùng hợp tác với Mỹ và các quốc gia khác để hạ nhiệt giá dầu thô tăng cao. Kinh tế Nhật Bản chứng kiến giá xăng tăng lên mức cao nhất trong 7 năm.

Nhà kinh tế Takeshi Minami tại Viện nghiên cứu Norinchukin cho hay trong bối cảnh hiện tại, rất có thể các hộ gia đình ở Nhật Bản sẽ chuyển sang hàng hóa rẻ hơn để đảm bảo cân đối bảng kế toán chi tiêu gia đình nếu trong trường hợp giá cả thị trường tiếp tục leo thang. Rất có thể, một cuộc chiến giảm giá sẽ xảy ra ở Nhật Bản giữa các công ty cung ứng sản phẩm.

Kinh tế Nhật Bản đối diện với nhiều thách thức trước mắt

Bloomberg đưa tin, vào ngày 26/11, nội các của Thủ tướng Fumio Kishida đã quyết định thông qua khoản ngân sách bổ sung trị giá 36.000 tỷ Yên (316 tỷ USD) cho năm tài khóa 2021 nhằm kích thích kinh tế Nhật Bản phục hồi sau đại họa Covid-19.

Đây được coi là gói tài trợ tài chính lớn nhất từ trước đến nay của Nhật Bản. Phần lớn nguồn vốn được huy động từ phát hành trái phiếu chính phủ (tổng lượng phát hành 22.100 tỷ Yên – hơn 193 tỷ USD).

Như vậy, tổng lượng trái phiếu mà chính phủ Nhật Bản dự kiến phát hành trong tài khóa 2021 ước tính khoảng 65.700 tỷ Yên (hơn 575 tỷ USD). Con số này vẫn thấp hơn so với năm 2020 khi chính phủ đã phát hành khoảng 108.600 tỷ Yên (hơn 950 tỷ USD) trái phiếu nhà nước. Được biết Nhật Bản sẽ lấy khoảng hơn 53 tỷ USD trong ngân sách 2020 để bổ sung cho năm 2021.

Hơn 1.000 tỷ Yên tiền mặt sẽ được phát cho các hộ gia đình có trẻ em; nhà hàng, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch sẽ được hưởng gói trợ cấp hàng nghìn tỷ Yên khác.

Kinh tế Nhật Bản đối diện với bài toán chi phí sinh hoạt tăng phi mã trong 16 tháng. (Ảnh The Japan Times).

Nhật Bản đang là quốc gia kiểm soát tốt tình hình Covid-19, tuy nhiên, thị trường chứng khoán tại đất nước Mặt trời mọc đã sụt giảm cùng sự giảm giá đồng Yên làm dấy lên nhiều lo ngại khác.

Một số nhà phân tích kinh tế đã đưa ra câu hỏi về các khoản vay mới của chính phủ sẽ làm núi nợ của nước này tăng lên. Bộ trưởng Tài chính Shunichi Suzuki ngầm thừa nhận điều này sẽ gây thêm căng thẳng cho tình hình tài chính của đất nước.

Trước đó, Thủ tướng Kishida – người thận trọng về mặt tài chính, đã khiến các nhà đầu tư ngạc nhiên vào tuần trước khi công bố gói tài chính kỷ lục 56.000 tỷ Yên, sau khi báo cáo về nền kinh tế Nhật Bản đang có dấu hiệu suy thoái.

Các doanh nghiệp Nhật Bản vẫn phải đối mặt với rủi ro lớn bởi chi phí hàng hóa cao hơn cùng tình trạng tắc nghẽn nguồn cung chưa được xử lý triệt để, có nguy cơ làm suy yếu triển vọng kinh tế trong ngắn hạn và trung hạn.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF tính toán rằng nợ chính phủ của Nhật Bản sẽ đạt 257% quy mô GDP vào năm 2021, đây là con số cao nhất trong số các quốc gia phát triển.

Zoe Nguyen (Nguồn Bloomberg)

Exit mobile version