Kinh tế Trung Quốc phục hồi sau khi nới lỏng biện pháp chống dịch

Kinh tế Trung Quốc phục hồi sau khi nới lỏng biện pháp chống dịch

Sau ba tháng sụt giảm, Chỉ số nhà quản lý mua hàng phi sản xuất (PMI), một thước đo chính về hoạt động của nền kinh tế Trung Quốc, đã vượt dự báo, đạt 54,7 điểm.

Công nhân làm việc tại một xưởng lắp ráp ở Bắc Kinh, Trung Quốc. (Ảnh: AFP / TTXVN)

Các hoạt động sản xuất và dịch vụ của Trung Quốc đã phục hồi trong tháng 6, sau khi các nhà chức trách nới lỏng các biện pháp, theo dữ liệu chính thức từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) công bố ngày 30/6 các hạn chế liên quan đến COVID-19 tại các thành phố lớn như Thượng Hải và Bắc Kinh.

Sau ba tháng sụt giảm, Chỉ số nhà quản lý mua hàng phi sản xuất (PMI), một thước đo chính về hoạt động của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đã đánh bại dự báo, lên tới 54,7 điểm trong tháng Sáu.

Chỉ số này là một sự cải thiện lớn so với 47,8 điểm vào tháng Năm. Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 2, chỉ số này cao hơn 50 điểm, phản ánh xu hướng tăng giá.

Theo các chuyên gia của NBSTrong bối cảnh công tác kiểm soát và phòng chống dịch bệnh có dấu hiệu được cải thiện, Chính phủ đẩy mạnh thực hiện gói chính sách ổn định kinh tế, xu hướng phục hồi của kinh tế Trung Quốc đang được đẩy nhanh.

Cụ thể, hoạt động kinh doanh của các lĩnh vực công nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19 như vận tải hàng không và đường sắt được tăng cường trong tháng Sáu.

Sản lượng, nhu cầu và thời gian giao hàng đều được cải thiện rõ rệt. PMI sản xuất đã tăng lên 50,2, theo dự đoán của các nhà phân tích, từ 49,6 vào tháng Năm.

Chỉ số phụ sản xuất tăng 3,1 điểm phần trăm so với tháng trước lên 52,8 điểm, trong khi chỉ số phụ đơn đặt hàng mới tăng 2,2 điểm phần trăm lên 50,4 điểm.

Trung Quốc hiện là nền kinh tế lớn duy nhất trên thế giới vẫn theo đuổi chiến lược “Zero COVID” thông qua việc áp đặt các lệnh phong tỏa nghiêm ngặt và thử nghiệm quy mô lớn để đẩy lùi dịch bệnh.

Moody’s Analytics cho rằng sẽ mất thời gian để hoạt động sản xuất trở lại bình thường, do tình trạng thiếu lao động khiến sản xuất tại một số nhà máy chậm lại, và ngành hậu cần chịu áp lực do vận chuyển. Hàng hóa tại các cảng lớn bị ùn tắc.

Exit mobile version