Sàn giao dịch Kraken lập tài khoản giả để nhử kẻ lừa đảo ra ánh sáng  

Sàn giao dịch Kraken lập tài khoản giả để nhử kẻ lừa đảo ra ánh sáng

Một kẻ lừa đảo đã mạo danh Tổng thống Joe Biden nhằm đánh cắp số lượng BTC trị giá 450.000 USD. 

Cảnh báo: 30% video quảng cáo đầu tư tiền điện tử trên TikTok là lừa đảo 

Sàn giao dịch Kraken lập tài khoản giả để đánh lừa nhóm tội phạm mạng

Sàn giao dịch tiền điện tử Kraken đã cung cấp phương pháp tìm các đối tượng lừa đảo bằng các gắn cờ spam các địa chỉ ví lừa đảo. Họ xây dựng một tài khoản tiền điện tử giả trên sàn giao dịch nhằm dụ dỗ các “đạo chích”. 

MC trực tuyến nổi tiếng Kitboga kể lại câu chuyện rằng Kraken đã tạo cho anh ấy một “môi trường khách hàng” để ứng phó với tài khoản giả mạo Tổng thống Joe Biden. 

Tên trộm đã bị thu hút bởi số tiền trị giá 450.000 USD trên phần mềm share từ máy tính mà hắn tin rằng mình đã lừa thành công. 

Tuy nhiên, Kitboga – đóng vai là một phụ nữ lớn tuổi lowtech nhập sai địa chỉ ví của tên trộm và hắn không thể hưởng trọn số tiền khổng lồ trên. Kẻ lừa đảo trở nên điên cuồng thóa mạ Kitboga. 

Hắn đã gửi địa chỉ ví Bitcoin trên nền tảng Kraken, song hắn không hề biết rằng địa chỉ này đã bị gắn cờ spam các hoạt động giao dịch bất thường. 

Người thực hiện ý tưởng này chính là Giám đốc an ninh Nick Percoco và Kitboga.

Kitboga cho biết “hàng ngày có rất nhiều kẻ lừa đảo đã lợi dụng lỗ hổng lừa gạt người dùng để chiếm đoạt tài sản của họ. Tôi vạch trần những chiêu thức lừa đảo của họ, tôi sẽ làm sáng tỏ khi có trong tay đầy đủ thông tin”. 

Trước đó, ngày 1/5, Kitboga đã vạch mặt nhóm lừa đảo Bitcoin, nhóm này chuyên thực hiện lừa đảo thông qua email hoặc tin nhắn văn bản lạ câu kéo người dùng giao dịch bằng tài khoản ngân hàng. 

Tuy nhiên, khi nạn nhân gọi điện đến số điện thoại được cung cấp, nhóm tội phạm đã nói rằng danh tính của họ bị lộ và yêu cầu nạn nhân rút hết tài sản chuyển sang ví an toàn của chính phủ. 

Các vụ lừa đảo tăng đột biến là do các công nghệ mới đã đánh lừa các nạn nhân, kỹ thuật lừa đảo ngày một tinh vi, đặc biệt trên thị trường thứ cấp. Theo dữ liệu Scamwatch ACCC, các nạn nhân ở độ tuổi 65 là mục tiêu được nhắm tới nhiều nhất. Hình thức lừa đảo là gọi điện thoại và quảng cáo. 

Họ thậm chí không biết mình là nạn nhân của những tên trộm công nghệ. Những kẻ lừa đảo đã “bánh vẽ” ra các trái phiếu giả, cổ phiếu ma, IPO fake, hoặc các kế hoạch “pig butchering”, dịch vụ thu tiền. 

Trong tổng số các vụ lừa đảo, chỉ có 16% nạn nhân báo cáo vụ việc, 30% nạn nhân không báo cáo cho Scamwatch.

Nguồn Cointelegraph

Trader_Z

Các quan điểm và ý kiến ​​được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.

Exit mobile version