Trong lĩnh vực kinh tế, lãi suất là cụm từ được sử dụng rất nhiều. Vậy lãi suất là gì? Cùng vimoney tìm hiểu khái niệm này và những vấn đề liên quan đến lãi suất.
Lãi suất là gì?
Lãi suất là giá cả của quyền sử dụng một đơn vị vốn vay trong một đơn vị thời gian nhất định, đó có thể là 1 tháng, 1 năm hoặc nhiều hơn.
Lãi suất là loại giá cả đặc biệt, không hình thành trên cơ sở giá trị mà hình thành dựa trên cơ sở giá trị sử dụng.
Hiểu một cách dễ hiểu, lãi suất (interest rate) được xem là tỷ lệ sinh lời (rate of return) người chủ sở hữu thu được từ việc cho vay một khoản vốn nào đó.
Không giống với giá cả hàng hoá, lãi suất được biểu diễn dưới dạng tỷ lệ phần trăm thay vì số tuyệt đối.
Ảnh hưởng của lãi suất đến chủ thể kinh tế
Đối với mỗi chủ thể kinh tế dù lầ cá nhân hay doanh nghiệp thì đều chịu ảnh hưởng của lãi suất. Đối với cá nhân, nó ảnh hưởng đến quyết định chi tiêu như mua nhà, trái phiếu, tiết kiệm ngân hàng… Còn đối với doanh nghiệp, nó ảnh hưởng đến quyết định đầu tư, gửi tiết kiệm…
Chính vì điều đó, lãi suất thường được theo dõi rất chặt chẽ. Diễn biến của nó thường được báo chí, các phương tiện truyền thông đưa tin hàng ngày.
Vai trò của lãi suất với nền kinh tế thị trường
Việc hoạch định chính sách lãi suất cần phải tuân thủ các nguyên tắc nhất định, sao cho lãi suất thoả mãn được các yêu cầu nền kinh tế đang đặt ra. Bởi khi đưa ra con số lãi suất hợp lý, nó sẽ là đòn bẩy quan trọng để thúc đẩy hoạt động sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Lãi suất trước hết là công cụ phân phối một cách hiệu quả và hợp lý đối với các nguồn lực trong nền kinh tế. Lãi suất là phần thu nhập của những khoản tiền tiết kiệm hoặc cho vay nhằm đáp ứng vốn cho nền kinh tế. Thông qua lãi suất, doanh nghiệp hoặc cá nhân hay các tác nhân có mặt trong nền kinh tế đưa được ra những phương án đầu tư một cách tối ưu nhất.
Quan hệ cung cầu trên thị trường tiền tệ sẽ ấn định lãi suất thị trường. Ngược lại, lãi suất sẽ tác động lại các hành vi tiêu dùng hay đầu tư, dẫn đến tác động lên tổng cầu. Như vậy, nhìn ở góc độ vĩ mô, lãi suất trở thành công cụ điều tiết nền kinh tế. Mỗi sự thay đổi của lãi suất đều sẽ tác động đến các yếu tố của tổng cầu cũng như các biến số kinh tế vĩ mô quan trọng khác.
Nhìn về lãi suất, người ta có thể đánh giá về sự phát triển của nền kinh tế. Thông thường, lãi suất có xu hướng tăng là do cung cầu quỹ cho vay tăng, kinh tế đang phát triển. Còn lãi suất sẽ có xu hướng giảm xuống khi kinh tế trong giai đoạn suy thoái.
Tìm hiểu khái niệm lãi suất chiết khấu là gì?
Trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, khái niệm lãi suất chiết khẩu được sử dụng rất nhiều. Vậy lãi suất chiết khấu là gì?
Hiểu đơn giản, đó là mức lãi suất mà Ngân hàng Nhà nước sẽ áp dụng khi cho vay. Tuy nhiên, đối tượng vay của Ngân hàng nhà nước là các ngân hàng thương mại. Việc vay này thường để đáp ứng nhu cầu về tiền mặt ngắn hạn hoặc bất thường khi tỷ lệ tiền mặt dự trữ của ngân hàng thương mại có thể không được đảm bảo.
Hiểu một cách khác đơn giản hơn, lãi suất chiết khấu được sử dụng như một công cụ trong chính sách tiền tệ. Đối với cả ngân hàng nhà nước và ngân hàng thương mại thì nó đều là căn cứ quan trọng.
Tác động của lãi suất chiết khấu với ngân hàng trung ương và ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại
Lãi suất chiết khấu là căn cứ quan trọng của ngân hàng thương mại nên nó thường xuyên được theo dõi và cập nhật sát sao. Nói cách khách, lãi suất chiết khấu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ dự trữ tiền mặt từ các ngân hàng. Dựa vào đó, các ngân hàng thương mại sẽ quyết định sự tăng – giảm tỷ lệ dự trữ.
Nếu lãi suất chiết khấu cao hơn lãi thị trường, ngân hàng thương mại sẽ không để tỷ lệ tiền dự trữ quá thấp. Ngân hàng thường có xu hướng tăng tỷ lệ dữ trữ nhằm không xảy ra rủi ro trong trường hợp khách hàng rút tiền.
Nếu lãi chiết khấu bằng hay thấp hơn lãi thị trường, ngân hàng có thể thoải mái cho vay, chỉ cần dừng ở tỷ lệ an toàn tối thiểu. Bởi nếu thiếu tiền mặt, ngân hàng có thể vay ngân hàng nhà nước. Mức lãi suất ngân hàng được hưởng sẽ không gây ra những rủi ro.
Ngân hàng Trung ương
Ngân hàng Trung ương sẽ quy định lãi suất chiết khấu nhằm để điều tiết cung tiền. Nếu muốn tăng lượng cung tiền, ngân hàng sẽ giảm lãi suất cho vay. Ngược lại, nếu ngân hàng muốn giảm lượng cung tiền sẽ tăng lãi suất chiết khấu để ngân hàng thương mại giảm cho vay.
Ngoài kiểm soát cung ứng tiền tệ, ngân hàng trung ương còn sử dụng chiết khấu lãi suất để giúp đỡ các tổ chức tài chính trong trường hợp họ rơi vào tình thế khó khăn.
Lãi suất thả nổi là gì?
Lãi suất thả nổi là loại lãi suất cho vay sẽ được điều chỉnh theo định kỳ, thay đổi theo từng mốc thời gian cố định. Thời gian đó có thể là 3 tháng, 6 tháng hay 12 tháng. Việc điều chỉnh lãi suất thả nổi dựa vào lãi suất tham chiếu và chỉ số lạm phát. Theo đó, mức điều chỉnh và thời gian điều chỉnh định kỳ sẽ được ngân hàng và khách hàng thỏa thuận với nhau.
Công thức tính lãi suất thả nổi
Công thức tính lãi suất vay ngân hàng thả nổi với mức lãi suất ban đầu như sau:
Tiền lãi trả hàng tháng = Số tiền vay vốn x lãi suất cố định theo tháng
Thời gian đầu, lãi suất vay được tính theo lãi suất cố định quy định trong hợp đồng tín dụng. Sau đó, ngân hàng sẽ tính theo lãi suất biến động và thay đổi của thị trường. Công thức tính như sau:
Tiền lãi trả hàng tháng = Số tiền vay vốn x lãi suất thả nổi theo tháng tại thời điểm