Lạm phát 9% đe dọa thị trường tài chính London  

Chỉ số lạm phát tại Anh không những không thuyên giảm mà lại còn đạt thêm đỉnh mới.

Sau khi công bố dữ liệu lạm phát, đồng bảng Anh mất 0,4% giá trị trên thị trường.

Lạm phát – cú shock trong nền kinh tế Anh

Chỉ sau 1 tháng, chỉ số lạm phát tại Anh không những không thuyên giảm mà lại còn đạt thêm đỉnh mới.

Văn phòng Thống kê quốc gia Anh (ONS) phát đi thông báo rằng nước Anh đang chứng kiến tỷ lệ lạm phát cao nhất trong 30 năm trở lại đây ở mức 9%. Con số lạm phát hiện tại đã vượt qua CPI đỉnh điểm của giai đoạn đại suy thoái giai đoạn 1990 – khoảng thời gian người Anh không muốn nhớ lại bởi lãi suất quá cao cùng bong bóng vỡ nợ thế chấp.

Áp lực đè nặng lên đôi vai của Bộ trưởng Tài chính Rishi Sunak trong việc giải quyết khủng hoảng chi tiêu sinh hoạt của người dân xứ sở sương mù.

Sau khi công bố dữ liệu lạm phát, đồng bảng Anh mất 0,4% giá trị trên thị trường.

Nguyên nhân chính khiến con số lạm phát “nhảy múa” trên bảng kế toán chính là do giá năng lượng tăng cao đột biến.

Bộ trưởng Tài chính Rishi Sunak lên tiếng: “Chúng tôi không thể bảo vệ mọi người khỏi những thách thức tài chính mang tính toàn cầu, nhưng chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ và có những hành động thiết thực tiếp theo”.

Chuyên gia kinh tế Rebecca McDonal nhận định rằng giá cả các mặt hàng thiết yếu tiếp tục tăng phi mã vô cùng đáng báo động. Giá cả hàng hóa có thể tăng nhanh hơn tốc độ tăng lương của người lao động. Việc Thủ tướng chưa có kế hoạch hành động sẽ khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn.

Hiện người dân Anh đã hạn chế chi tiêu cho năng lượng và phương tiện ô tô để di chuyển. Nhiều người thậm chí thay đổi bảng kế toán chi tiêu của mình bằng cách cắt giảm các bữa ăn.

Đầu tháng 5, Ngân hàng Trung ương Anh dự báo lạm phát sẽ đạt 10% vào cuối năm 2022 do ảnh hưởng của cuộc chiến ở Ukraine và phong toả chống Covid-19 ở Trung Quốc.

Giới tài chính đặt kỳ vọng BoE sẽ mạnh tay tăng lãi suất với bước nhảy rộng hơn.

Lãi suất “nhỏ giọt” liệu có quá an toàn?

Xứ sở sương mù trải qua giai đoạn lạm phát nóng trong lịch sử hơn 30 năm.

Trước đó, ngày 5/5, Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) đã nâng lãi suất ngắn hạn lên 25 điểm cơ bản, tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ trong lần tuyên chiến với lạm phát kỷ lục này.

Chuyên gia kinh tế trưởng đến từ Capital Economics nhấn mạnh: “Mọi thứ sẽ tồi tệ cho đến khi chúng được cải thiện để trở nên tốt đẹp”.

Trước mắt, các nhà sản xuất cung ứng phải chịu áp lực lớn khi mức chi trả cho nguyên liệu nhập khẩu tăng 18%.

Thống đốc Andrew Bailey nói: “Chúng ta đang chứng kiến một cú shock lớn chưa từng có trong tiền lệ đối với thu nhập thực tế của người dân ở đất nước này”.

Thu nhập thực tế của người dân Anh đã bị ảnh hưởng tiêu cực, nếu không có phương án giải quyết triệt để, tình trạng này sẽ gây ảnh hưởng lan rộng đủ để khiến nền kinh tế Anh trải qua thêm 1 lần “shock nhiệt”.

Trong nhóm quốc gia G7, Anh là đất nước có tỷ lệ lạm phát hàng năm cao thứ 2 (sau Mỹ). Ngày 17/3/2022, BoE đã mạnh tay tăng lãi suất ngắn hạn lên 25 điểm cơ bản (0,5% – 0,75%)

Chắc chắn BoE cần phải có chính sách “cứng rắn” hơn để đối phó với cơn ác mộng lạm phát bất chấp những tác động tiêu cực có thể xảy ra bên lề cuộc khủng hoảng Nga – Ukraine.

ONS nhận định rằng bảng kế toán chi tiêu của các hộ gia đình ở Anh đã “phồng to” khi giá trị hóa đơn cho dầu khí, khí đốt và xăng đã tăng phi mã 25% so với năm 2021. Giá năng lượng tăng như hiện tại sẽ đặt gánh nặng lên vai các hộ gia đình có thu nhập thấp.

Zoe (Nguồn Reuters)

Exit mobile version