Châu Âu làm gì khi lạm phát tháng 9 tăng 10%

Châu Âu làm gì khi lạm phát tháng 9 tăng 10%

Tháng 9, lạm phát ở khu vực đồng tiền chung euro tăng 10%, đạt mức cao nhất trong 25 năm qua.

Châu Âu: Lạm phát tháng 9 tăng cao kỷ lục

Theo Eurostat – Cơ quan thống kê của Liên minh châu Âu vừa cho biết, tháng 9, tốc độ tăng giá tiêu dùng khu vực đồng euro đạt mức cao nhất, tính từ khi chỉ số được thống kê lần đầu vào 1997 – hai năm trước khi đồng euro ra mắt. Lạm phát tháng 9 ở Đức cũng chạm mức cao nhất từ 1951.

Các chuyên gia cho rằng, tháng qua lạm phát đạt 2 con số bởi giá năng lượng tiếp tục tăng cao vì tâm lý không vững về khả năng châu Âu có thể vượt qua mùa đông mà không bị cắt điện.

Cụ thể, theo chuyên gia kinh tế tại ING Bank – Carsten Brzesk đánh giá: “Áp lực lạm phát đang bao trùm khắp nền kinh tế”. 

Dòng chảy khí đốt từ Nga vào châu Âu trong tình trạng giảm dần kể từ thời điểm xảy ra xung đột Ukraine vào hồi cuối tháng 2. Nord Stream 1 vào đầu tháng 9 đã dừng hoạt động. Chưa hết, hồi đầu tuần này, 2 tuyến Nord Stream 1 và Nord Stream 2 bị rò rỉ khí đốt, làm dấy lên lo ngại về vấn đề an ninh cơ sở hạ tầng năng lượng của châu Âu.

Để tìm các nguồn thay thế khi nguồn cung cấp khí đốt từ Nga cạn kiệt, các nhà cung cấp điện ở châu Âu đã phải lùng sục trên toàn cầu, đẩy giá lên cao hơn bao giờ hết. Eurostat cho biết, tháng 9, giá năng lượng tiêu dùng hộ gia đình đã cao hơn 40,8% so với thời điểm cùng kỳ 2021.

Doanh nghiệp choáng váng đòn giáng chi phí năng lượng

Chi phí năng lượng cao lan rộng là tình trạng hầu hết doanh nghiệp phải đối mặt. So với cùng kỳ, giá dịch vụ cũng cao hơn 4,3%, đẩy lạm phát cơ bản tháng qua tăng từ 4,3% lên 4,8%.

Nhìn chung, so với Mỹ, giá tiêu dùng của khu vực đồng euro đang tăng nhanh hơn. Lạm phát của Mỹ vào tháng 8 ở mức 8,3%, thấp hơn mức 9,1% của châu Âu. Số liệu tháng 9 chưa được Mỹ công bố.

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đầu tuần này đã nâng dự báo lạm phát eurozone 2022 lên mức 8,1%, thay vì mức 7% được dự báo hồi tháng sáu. Còn tại Mỹ, năm nay mức lạm phát được dự kiến là 6,2%, thay vì 5,9% như dự báo. OECD dự kiến lạm phát khu vực eurozone năm 2023 là 6,2%, Mỹ là 3,4%.

Triển vọng lạm phát của eurozone tồn tại một vấn đề không chắc chắn đó là tác động áp trần giá điện của các chính phủ để giúp các hộ gia đình bớt được khó khăn trong mùa đông.

Chính phủ Đức hôm 29/9 cho biết sẽ áp giá trần khí đốt và điện cho người tiêu dùng cùng với các công ty ở mức tiêu thụ nhất định. Người dùng sẽ phải trả theo giá thị trường nếu ở trên mức đó. Tuy nhiên, chính phủ cũng chưa công bố định mức tiêu thụ để được hưởng trợ giá. Ngoài ra, Đức cũng sẽ thực hiện gia hạn việc cắt giảm thuế giá trị gia tăng đến năm tới.

Các nhà kinh tế cảnh báo việc áp giới hạn giá có thể khiến lạm phát ở mức cao lâu hơn dù trong ngắn hạn nó có thể hạn chế lạm phát, lý do bởi chúng hỗ trợ chi tiêu hộ gia đình vào các hàng hóa và dịch vụ khác.

Để kiềm chế đà tăng giá, Ngân hàng Trung ương châu Âu tìm cách cách tăng lãi suất cơ bản lên 0,75 điểm phần trăm trong tháng 9. Theo dự kiến, tại các cuộc họp chính sách sắp tới của ECB sẽ công bố những đợt tăng lãi suất tiếp theo.

Exit mobile version