Giá cổ phiếu làm “ấm lòng” các nhà đầu tư, hi vọng về tình hình lạm phát sẽ không leo thang
Giá cổ phiếu châu Á tăng mạnh vào thứ Sáu (12/11) từ việc chỉ số lạm phát Mỹ ghi nhận mức đỉnh trong 30 năm trở lại đây. Các nhà đầu tư hi vọng đợt tăng giá cả tồi tệ vừa qua sẽ sớm kết thúc.
Chỉ số chứng khoán Châu Á – Thái Bình Dương MSCI (.MIAPJ0000PUS) tăng 0,7% lên mức cao nhất trong 2 tuần trong khi sàn Nikkei của Nhật Bản (.N225) ghi nhận mức tăng 1,1%.
Chỉ số chứng khoán U.S Mỹ tăng khoảng 0,3% sau một phiên giao dịch nhiều màu sắc khi chứng kiến chỉ số S&P 500 (.SPX) kết thúc tăng 0,06% trong khi sàn Nasdaq chuyên về công nghệ (.IXIC) tăng 0,52%.
Giá cổ phiếu thế giới công bố mức giảm mạnh nhất trong hơn một tháng vừa qua sau khi có kết quả đáng kinh ngạc về tình hình lạm phát của Mỹ. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ đã tăng 6,2% so với cùng kỳ năm ngoái trong tháng 10, mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 11/1990, tốc độ này đã vượt qua dự báo của Dow Jones và 5,9%.
Norihiro Fujito, chiến lược gia Mitsubishi UFJ Morgan Stanley Securities lên tiếng: “Lạm phát rõ ràng là một rủi ro cần phải theo dõi. Nhưng giá cổ phiếu sẽ chỉ đối mặt với một sự sụp đổ lớn nếu FED đánh giá sai đồng thời tăng lãi suất nhanh chóng”.
Không chỉ ảnh hưởng tới giá cổ phiếu, dữ liệu lạm phát cho thấy do ảnh hưởng từ sự tắc nghẽn nguồn cung trên toàn thế giới đã khiến câu chuyện vốn khó giải quyết nay thêm phần nhức nhối. Thế nhưng, các nhà đầu tư đặt triển vọng tình hình này sẽ giảm bớt, được kiềm chế thay vì tiếp tục gia tăng.
Hirokazu Kabeya, Giám đốc chiến lược toàn cầu tại Daiwa Securities, cho biết: “Nếu chúng ta vượt qua mùa mua sắm cuối năm, nhu cầu mua sắm đạt đỉnh, có lẽ lạm phát có thể giảm xuống”.
“Doanh thu kinh doanh trong kỳ nghỉ lễ của Mỹ dự kiến sẽ tăng 8,5% đến 10% trong năm nay, người tiêu dùng được cho là có động thái mua sắm sớm bởi nỗi lo cháy hàng vì sự cố nguồn cung. Nếu kịch bản đúng như vậy, chúng ta có thể nhìn thấy con số bán lẻ nhảy múa tích cực”, Hirokazu Kabeya nhấn mạnh
Vào thứ 3 tuần sau, doanh số bán lẻ trong tháng 10 của Mỹ sẽ được công bố.
Đồng USD đạt đỉnh, lợi suất trái phiếu tăng điểm cơ bản
Diễn biến tiếp theo, lãi suất trái phiếu tăng mạnh, lợi suất trái phiếu kho bạc 10 năm tăng 1,9 điểm cơ bản lên 1,572%.
Trên thị trường tiền tệ, đồng USD đạt thế thượng phong sau khi chứng kiến tình trạng lạm phát leo thang. Điều này đã làm dấy lên kịch bản FED thắt chặt chính sách tiền tệ nhanh hơn dự kiến sau khi cơ quan này ám chỉ việc giảm quy mô mua trái phiếu (song chưa có ý định tăng lãi suất cơ bản).
Chỉ số của đồng USD so với 6 loại tiền tệ khác đã tăng lên mức cao nhất trong 16 tháng hiện ở mức 95,264 điểm trong khi đồng Euro trượt giá về mức thấp nhất kể từ tháng 7 năm ngoái.
Giá dầu giảm nhẹ do thị trường vật lộn với đồng USD Mỹ mạnh hơn cùng với lo ngại về việc gia tăng lạm phát của Mỹ sau khi OPEC cắt giảm dự báo nhu cầu dầu năm 2021 vì lý do tăng giá.
Dầu Brent giao sau giảm 0,36% ở mức 82,56 USD/thùng trong khi giá dầu Brent giao sau Mỹ (WTI) giảm 0,33% xuống 81,32 USD/thùng.
Giá vàng vẫn ở gần mức cao nhất trong 5 tháng khi các nhà đầu tư tìm kiếm các biện pháp ngăn chặn lạm phát.
Zoe Nguyen (Nguồn REUTERS)