Lạm phát ở Anh vượt mốc 6% khiến 30 năm tài chính Anh gặp vận hạn?

Tỷ lệ lạm phát trong tháng 2 tại Anh đã đạt mức 6,2% - con số này lớn hơn con số dự báo trước đó, cao hơn tháng 1.

Nước Anh bước vào thời kỳ đỉnh lạm phát cao nhất trong 30 năm, Thủ tướng Rishi Sunak sẵn sàng “ứng chiến”.

Màn sương lạm phát phủ kín nước Anh

Văn phòng Thống kê quốc gia Anh (ONS) phát đi thông báo rằng nước Anh đang chứng kiến tỷ lệ lạm phát cao nhất trong 30 năm trở lại đây.

Cụ thể, tỷ lệ lạm phát trong tháng 2 tại Anh đã đạt mức 6,2% – con số này lớn hơn con số dự báo trước đó, cao hơn tháng 1 (5,5%) khiến nền kinh tế Anh đối mặt với tình trạng “căng thẳng”. CPI lõi (không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng) tăng từ 4,4% lên 5,2%. Đây là mức mức cao nhất kể từ tháng 3/1992.

Thủ tướng Anh Rishi Sunak đưa ra thông báo siết chặt tình hình chi tiêu đồng thời có biện pháp hỗ trợ chi phí sinh hoạt cho người dân.

Nguyên nhân chính khiến con số lạm phát “nhảy múa” trên bảng kế toán chính là do giá năng lượng tăng cao đột biến (25%). Tình hình sẽ còn căng thẳng hơn khi cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine chưa đi đến hồi kết hòa bình.

Trạm bơm xăng của Shell ở Manchester, Anh.

Trung tuần tháng 3/2021, Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) dự báo nâng tỷ lệ lạm phát lên mức cảnh báo 8% tạo áp lực khiến ngân hàng thắt chặt chính sách tiền tệ, tăng lãi suất ngắn hạn để khiến nền kinh tế không bị chịu tổn thương.

Các chuyên gia kinh tế đánh giá, lạm phát không được gây ảnh hưởng lên đồng tiền đang suy yếu, giá tiêu dùng ổn định thì con số lạm phát lý tưởng 2% mà ngân hàng Anh đề ra vào năm 2024 sẽ đạt được.

Giá cả hàng hóa tại Anh đang biến động cực lớn, thu nhập sau thuế của người dân đã giảm 2%, dự báo lạm phát giá tiêu dùng ở Anh sẽ đạt đến 2 con số vào cuối năm 2022.

BoE liệu đã cứng rắn để cứu nước Anh?

Ngân hàng Trung ương Anh đã tăng lãi suất lên 25 điểm (0,5%-0,75%).

Trong nhóm quốc gia G7, Anh là đất nước có tỷ lệ lạm phát hàng năm cao thứ 2 (sau Mỹ). Ngày 17/3/2022, BoE đã mạnh tay tăng lãi suất ngắn hạn lên 25 điểm cơ bản (0,5% – 0,75%)

Chắc chắn BoE cần phải có chính sách “cứng rắn” hơn để đối phó với cơn ác mộng lạm phát bất chấp những tác động tiêu cực có thể xảy ra bên lề cuộc khủng hoảng Nga – Ukraine.

ONS nhận định rằng bảng kế toán chi tiêu của các hộ gia đình ở Anh đã “phồng to” khi giá trị hóa đơn cho dầu khí, khí đốt và xăng đã tăng phi mã 25% so với năm 2021. Giá năng lượng tăng như hiện tại sẽ đặt gánh nặng lên vai các hộ gia đình có thu nhập thấp.

Trong phát biểu gần đây, Thủ tướng Rishi Sunak cho rằng, lệnh cấm của EU đối với việc xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt ở Nga sẽ khiến nền kinh tế Anh đối mặt với con số thiệt hại lên tới 70 tỷ bảng Anh (tương đương 3% GDP).

Cùng với đó, ông Rishi Sunak cho hay chính phủ sẽ giúp người Anh vượt qua cơn khủng hoảng chi phí sinh hoạt tăng cao nhất trong nhiều thập kỷ.

Chuyên gia kinh tế trưởng Yael Selfin thuộc KPMG Anh nhấn mạnh những số liệu thực tế trên đây sẽ khiến BoE đau đầu tìm câu trả lời cho câu hỏi “có hay không tiếp tục nâng cao lãi suất ngắn hạn trong thời gian tới để siết chặt tiền tệ”.

Tuần trước, BoE đã nâng dự báo lạm phát hàng năm lên đỉnh trên 8% – gấp hơn 4 lần mục tiêu – trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6. Hóa đơn năng lượng hộ gia đình theo quy định sẽ tăng hơn nửa tháng tới.

Zoe (Nguồn Reuters)

Exit mobile version