Tình hình lạm phát trải rộng ở nhiều quốc gia trên thế giới

vimoney-laTình hình lạm phát trải rộng ở nhiều quốc gia trên thế giớim-phat5

Trên thế giới, các nước Mỹ, Anh, Canada đều đang phải gánh chịu tình hình lạm phát vô cùng căng thẳng.

Canada: 7 tháng liên tiếp, lạm phát vượt giới hạn mục tiêu

Lạm phát tại Canada tiếp tục tăng chóng mặt. Theo Cơ quan Thống kê Canada, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 10 đã tăng 4,7% so với một năm trước đó. Theo tính toán, đây là tháng thứ 7 liên tiếp, mức lạm phát vượt quá giới hạn mục tiêu 1-3% của Ngân hàng Trung ương Canada (BoC).

Sau khi Mỹ báo cáo lạm phát hàng năm là 6,2%, mức cao nhất kể từ năm 1990 thì 1 tuần sau đấy, Canada cũng có thống kê. Chi phí vận chuyển tăng 10,1% cùng với giá xăng tăng 42% đã đẩy giá cả tại đất nước này tăng mạnh. Lạm phát đã tăng 3,3% trong tháng 10/2021, nếu loại trừ yếu tố liên quan đến năng lượng.

Dự báo của BoC cho thấy, lạm phát sẽ ở mức trung bình 4,8% trong quý IV/2021 và 3,4% trong năm tới. Theo BoC, một trong những động lực chính làm tăng giá là sự gián đoạn chuỗi cung.

So với một năm trước đó, giá năng lượng tháng 10/2021 đã cao hơn 26%. Chưa kể, hoạt động sản xuất ô tô, nguồn cung tại đất nước này đang bị đè nặng bởi sự thiếu hụt chip bán dẫn trên quy mô toàn cầu. Lượng hàng tồn kho thấp tại các đại lý đã đẩy giá ô tô con tăng 6,1%.

Ngoài ra, giá các sản phẩm thịt tại Canada tăng 10%. Trong đó, thịt bò tươi (đông lạnh) tăng 14%, thịt xông khói cũng tăng đến 20%.

Thị trường dự tính BoC sẽ đi trước Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong việc tăng lãi suất. BoC có khoảng 4 đợt tăng lãi suất vào năm 2022. Hiện, mức lãi suất là 0,25% kể từ đầu đại dịch. Dù rằng, BoC đã cam kết sẽ không tăng lãi suất cho đến khi nền kinh tế vận hành hết tiềm năng, thị trường lao động hồi phục hoàn toàn – BoC dự kiến vào các quý giữa năm 2022.

Anh: Lạm phát tăng kỷ lục

Chỉ số giá tiêu dùng CPI của nước Anh đã tăng 4,2% trong 12 tháng. Tháng 9, chỉ số này là 3,1%. Theo ý kiến của các nhà kinh tế được Reuters thăm dò thì chỉ số CPI tháng 10 tại quốc gia này dự kiến 3,9%.

Đây là mức lạm phát ở Anh cao nhất trong vòng 10 năm. Đáng nói, nó có thể sẽ tiếp tục tăng vào năm 2022.

Đầu tháng này, Ngân hàng Trung ương Anh vẫn giữ lãi suất ổn định. Trong khi đó, nhiều nhà đầu tư kỳ vọng rằng, đây sẽ là ngân hàng trung ương lớn đầu tiên tăng lãi suất sau đại dịch Covid-19.

Theo dự kiến của Ngân hàng Trung ương Anh, ​​lạm phát tại đất nước này sẽ tiếp tục tăng lên khoảng 5% vào mùa xuân năm 2022. Mục tiêu cuối năm 2023, con số chỉ là 2%, trong bối cảnh giá dầu và khí đốt giảm dần, nhu cầu hàng hóa cũng giảm.

Mỹ: Lạm phát leo thang cao nhất trong 30 năm

Tháng 10, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ đã tăng 6,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Tốc độ này đã vượt qua dự báo của Dow Jones là 5,9%. CPI lõi (không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng) tăng 4,6% so với năm ngoái. Cả hai đều là mức tăng lớn nhất kể từ năm 1990. 

Lạm phát leo thang, chưa có dấu hiệu ngừng lại, có vẻ như triển vọng về nền kinh tế Mỹ đang xấu đi. Khi mà, lạm phát gia tăng ở mức tăng mạnh đang ăn mòn tiền lương và tiền công của người lao động Mỹ trong những tháng gần đây. Thực tế, so với tháng 10/2020, lương ở Mỹ đã giảm 1,2% vào tháng trước khi tính đến lạm phát).

Nhiều người còn cho rằng, tình trạng lạm phát chỉ là nhất thời và có khả năng thuyên giảm khi chuỗi cung ứng không còn tắc nghẽn bởi đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, trong tuần này, giá một loạt mặt hàng tăng vọt đáng kể: Tính đến tháng 10, giá xăng đã tăng gần 50%, giá thịt tăng 14,5% và giá thuê cơ bản đã tăng 3,5%.

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trước đó đã đưa cảnh báo về việc lạm phát sẽ tăng mạnh vào cuối năm, vừa phải vào giữa năm 2022 và sau đó sẽ giảm trở lại mức trước đại dịch. Lời cảnh báo đưa ra có đề cập đến Mỹ, Anh cũng như các nền kinh tế phát triển khác.

Cát Anh (T/h)

Exit mobile version