“Hòn đá” lạm phát đè nặng lên chân người lao động châu Âu

Kể từ sau hành động quân sự đặc biệt ở Nga đối với Ukraine nổ ra, “lục địa già” càng vất vả đối phó với tình trạng lạm phát.

Lực lượng lao động ở châu Âu mong muốn tăng lương trong bối cảnh lạm phát leo thang.

Người lao động EU chờ tăng lương

Lạm phát ở châu Âu tăng hơn 5,5% trong tháng 2/2022, gián đoạn năng lượng khí đốt và hàng hóa tăng giá là 2 vấn đề lớn nhất mà châu Âu cần có quyết sách xử lý triệt để.

Kể từ sau hành động quân sự đặc biệt ở Nga đối với Ukraine nổ ra, “lục địa già” càng vất vả đối phó với tình trạng lạm phát. Người lao động ở các nền kinh tế trọng yếu châu Âu lo ngại thời gian sắp tới, họ sẽ khó tìm được công việc nào có mức lương cao hơn hiện tại.

Một cuộc khảo sát độc quyền được tổ chức YouGov Plc thực hiện nhằm “an ủi” các ngân hàng trung ương đang thích ứng chạy đùa trong cuộc chiến chống lạm phát.

Hơn 20.000 lao động đến từ 18 quốc gia EU tham gia vào cuộc khảo sát. Trong đó, có tới 1/5 người lao động (Tây Ban Nha), 1/4 (Đức) yêu cầu được tăng lương.

Người lao động ở một số quốc gia châu Âu mong muốn được tăng lương vì nỗi lo lạm phát kéo dài.

Lạm phát leo thang, chiến sự đặc biệt ở Ukraine chưa có hồi kết, các quốc gia lo ngại sức ảnh hưởng của nó sẽ đè nặng lên triển vọng phục hồi nền kinh tế toàn cầu.

Các ngân hàng trung ương đưa ra kịch bản về “thảm họa” lạm phát kép.

Nhu cầu tiêu dùng trong thời buổi lạm phát đòi hỏi người dân cần có số tiền nhiều hơn hiện tại. Do vậy, các doanh nghiệp phải tăng lương cho người lao động. Điều này dẫn tới nguy cơ một đợt tăng giá khác do các doanh nghiệp tìm cách bù đắp chi phí.

Andrew Bailey – Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh đã kêu gọi các nhân viên của mình tạm thời thích ứng tình cảnh hiện tại. Chủ tịch FED – Jerome H.Powell bày tỏ quan điểm tương tự cùng lời hứa sẽ không bao giờ để nền kinh tế Mỹ bị suy thoái sau quyết định tăng lãi suất lần đầu tiên sau 3 năm ngủ vùi.

Giám đốc ngân hàng Bundesbank Joachim Nagel nói với nhân viên rằng sẽ không có thảm cảnh lạm phát kép, giá trị tiền lương về cơ bản sẽ không bị “quay cuồng”.

Tại khu vực Eurozone – nơi chứng kiến lạm phát ở gần 6% phát đi thông báo rằng sẽ không có lần tăng lương nào ít nhất ở thời điểm hiện tại. Đứng trước chỉ số lạm phát đáng buồn, Phó Chủ tịch ECB – ngài Luis de Guiundos nhận định điều này sẽ khiến bức tranh tăng trưởng châu Âu thêm nhiều màu sắc mới.

Lạm phát và tiền lương – vấn đề không của riêng ai

Bảng khảo sát người lao động các nước mong muốn tăng lương trong năm 2022.

Lạm phát tại EU được dự đoán còn gia tăng bởi tình trạng căng thẳng giữa Nga – Ukraine chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Việc Mỹ và EU áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế lên Nga đã khiến kế hoạch tăng trưởng phục hồi sau đại dịch của EU gặp phải “hòn đá lớn”.

Trên thế giới, nhu cầu tăng lương thường trực hầu hết trong tâm trí của người lao động.

35% lao động trên thế giới mong muốn sẽ được tăng 2,1% đến 5% lương để có thể thoải mái sống giữa thời cuộc rối ren.

Gần 50% lao động lại xứ sở sương mù Anh Quốc cho biết họ sẽ yêu cầu công ty tăng mức lương dưới 5% bởi lạm phát nhiều khả năng sẽ tăng lên 2 con số vào cuối năm chứ không đơn giản ở mức hiện tại là 5,5%.

Tại Anh, chính sách tăng lương lên 30% so với ban đầu đang thách thức độ kiên nhẫn của các nhà hoạch định. Con số này ở Mỹ là 40% và 70% tại Indonesia, Ấn Độ và UAE.

Ngược lại, tại Italy và Đức ghi nhận nhu cầu mong muốn tăng lương thấp hơn. Ngoại trừ Đan Mạch bởi người lao động ở quốc gia này tin rằng “sẽ không có khả năng đâu”. Người lao động ở bán đảo Scandinavia cũng không có nhu cầu tăng lương bởi họ cho rằng ở mức hiện tại đã ổn.

Câu chuyện mong muốn tăng lương trở nên nổi bật ở những quốc gia vùng EU sử dụng năng lượng nhiều. Các hộ gia đình phát hoảng nhìn thấy hóa đơn chi tiêu hàng tháng của mình, chi phí sinh hoạt tăng đột biết kể từ tháng 12/2022.

Ủy viên Kinh tế châu Âu Paolo Gentiloni lạc quan tin tưởng các đối sách của khối EU sẽ giúp nền kinh tế châu Âu “không bị trật bánh khỏi đường ray”.

Zoe (Nguồn Bloomberg)

Exit mobile version