Làm thế nào để thu hút người lao động trở lại sau khi mở cửa kinh tế?

Làm thế nào để thu hút người lao động trở lại sau khi mở cửa kinh tế?

Làm thế nào để thu hút người lao động trở lại sau khi mở cửa kinh tế?

Sau khi mở cửa nền kinh tế, việc doanh nghiệp tuyển dụng được người lao động là điều may mắn, nhưng để giữ chân được họ cũng không hề đơn giản.

Giám đốc Trung tâm nghiên cứu quan hệ lao động (ERC), bà Đỗ Quỳnh Chi cho biết, theo khảo sát tình hình lao động của thị trường trong tháng 10, khoảng 60% người lao động có mong muốn về quê hoặc đã di chuyển về quê, đa phần trong thời gian ngắn để ổn định sức khỏe và đời sống cho bản thân, gia đình. 

Trong số đó, khoảng 89% lao động di cư và 96% lao động địa phương có nguyện vọng tiếp tục làm việc ở nhà máy hiện tại. Tuy nhiên, nếu không có những chính sách và biện pháp hỗ trợ, gắn bó tích cực, khoảng thời gian tối thiểu để người lao động trở lại làm việc cho doanh nghiệp sẽ mất từ 3 đến 5 tháng.

Tại TP.HCM, sau khoảng gần một tháng hoạt động trở lại trong trạng thái “bình thường mới”, ghi nhận có khoảng 70% lao động ở các nhà máy sản xuất quay lại làm việc. Tại một số tỉnh, thành, con số này còn cao hơn. Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn trong trạng thái lo lắng làm cách nào để công nhân có thể gắn bó lâu dài, ngay cả khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp hơn.

Phó chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ TP.HCM, ông Lê Trí Thông cho biết, dịch COVID-19 cũng là cơ hội để các doanh nghiệp trong nước nhìn nhận ra nhiều vấn đề, điển hình là câu chuyện an sinh cho người lao động.  

Dịch bệnh là cơ hội để doanh nghiệp nhìn lại vấn đề an sinh cho người lao động

Trên thực tế, trong suốt một giai đoạn, các doanh nghiệp chỉ tập trung chạy theo lợi nhuận và gặt hái thành công, tuy nhiên, về chất lượng, anh sinh dành cho người lao động lại không được chú tâm phát triển cân xứng với bước đi của doanh nghiệp.

Do đó, khi đại dịch bùng lên, nhiều người lao động dễ dàng lựa chọn bỏ về quê thay vì tiếp tục ở lại làm việc.  Họ mang tâm lý lo sợ dịch bệnh, cuộc sống bấp bênh, cộng thêm niềm tin về nơi mình làm việc bị lu mờ. 

Hiện tại, khi TP.HCM đã trở lại trạng thái “bình thường mới” thì nỗi hoang mang, lo lắng vẫn chưa lúc nào vơi, khiến người lao động đắn đo. Chính vì vậy, đây là thời điểm thích hợp để các doanh nghiệp nhìn lại câu chuyện này, từ đó có những bước phát triển bền vững.

Một số động thái giữ chân người lao động của doanh nghiệp

Ngay trong thời gian dịch, nhiều doanh nghiệp đã triển khai một số chương trình thiện nguyện, huy động các nhân viên tham gia. Đây cũng là một phương pháp nhằm tăng sự gắn kết và tinh thần chiến đấu của nhân viên với doanh nghiệp, nên khi thị trường mở cửa trở lại, nhuệ khí đó càng được tăng lên.

Một số doanh nghiệp đã tổ chức chương trình thiện nguyện để giúp đỡ người dân và gắn kết nhân viên với doanh nghiệp

Cũng có doanh nghiệp nhận thấy vấn đề này và đề xuất Nhà nước ban hành một số chính sách, để các doanh nghiệp chung tay xây dựng ký túc xá cho người lao động hay các chương trình chăm sóc y tế, tinh thần cho họ, đảm bảo an sinh và chất lượng cuộc sống để giữ chân lao động ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Ngoài những chính sách này, oxy dành cho người lao động không phải quá cao xa, nhưng đã hỗ trợ doanh nghiệp khi đi vào khúc quanh, thay vì bị mắc kẹt lại thì lướt qua nhanh hơn.

Để ngăn chặn tình trạng đứt gãy lao động vùng động lực kinh tế trọng điểm phía Nam, ngăn hiện tượng người lao động đổ về quê, một thời gian sau lên lại TP với tâm lý đầy e ngại, cần hướng các gói kích thích kinh tế về việc tạo ra hạ tầng phúc lợi cho chất lượng cuộc sống của người lao động, tăng cường các chương trình an sinh.  

Exit mobile version