Sự kiện kỳ lạ: Mỹ – Triều Tiên và 80.000 Bitcoin bất ngờ biến mất

Mỹ cảnh báo nhiều lao động Triều Tiên thường sử dụng mạng VPN để mua địa chỉ IP của nước khác nhằm che giấu quốc tịch thực sự của họ.

Nghi vấn nhiều công dân Triều Tiên sử dụng các thủ thuật bất hợp pháp trong ngành công nghiệp tiền mã hóa.

Triều Tiên và những nghi vấn

Bộ Tư pháp cùng các cơ quan chức năng của Mỹ đã đưa ra cảnh báo về hiện tượng nhiều lao động Triều Tiên hoạt động trong môi trường công nghệ đã sử dụng IP ảo nhằm xâm nhập ngành công nghiệp tiền mã hóa.

Các cơ quan của Mỹ cảnh báo rằng những người lao động này ẩn chứa nhiều rủi ro bao gồm cả việc đánh cắp tài sản trí tuệ, dữ liệu và tiền có thể được sử dụng để vi phạm các lệnh trừng phạt.

Nhiều lao động Triều Tiên sử dụng IP ảo nhằm hoạt động bất hợp pháp trong không gian tiền mã hóa

Tiền điện tử được coi là một công việc tự do sinh lời nhất ở bối cảnh hiện tại. Đó chính là lý do mà cơ quan chức năng Mỹ đề cao cảnh giác khi Triều Tiên bày tỏ sự quan tâm đối với lĩnh vực này.

Trong một lưu ý, Mỹ cảnh báo nhiều lao động Triều Tiên thường sử dụng mạng VPN để mua địa chỉ IP của nước khác nhằm che giấu quốc tịch thực sự của họ. 

Những lao động này hoạt động trong các ứng dụng phần mềm ở nhiều lĩnh vực như kinh doanh, tiền điện tử, sức khỏe và thể dục, mạng xã hội, thể thao, giải trí và phong cách sống.

Để xác định và loại bỏ những người lao động như vậy khỏi các công ty có trụ sở tại Mỹ, phía Mỹ đã liệt kê 1 danh mục phân biệt bao gồm việc xác định lại thông tin cá nhân, quốc tịch, thông tin liên hệ, học vấn, quá trình công tác,…

Triều Tiên có khả năng dàn dựng các vụ hack thông tin bằng ransomware, đây cũng là nơi có nhóm hack đáng chú ý nhất có tên là Lazarus.

Điều đáng chú ý, Lazarus Group, một nhóm tội phạm mạng khét tiếng được cho là do chính phủ Triều Tiên hậu thuẫn, có liên quan đến vụ hack Ronin trị giá 625 USD và vụ hack Axie Infinity đình đám.  

Sự việc khiến Sky Mavis phải huy động 150 triệu USD để bồi thường cho các nạn nhân của vụ hack.

80.000 Bitcoin biến mất?

Trong thông báo mới nhất, nhóm nghiên cứu stablecoin TerraUSD (UST) và token LUNA đã công bố chính xác số lượng Bitcoin (BTC) và tài sản tiền điện tử mà họ đã xử lý.

Luna Foundation Guard (LFG), một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập đặc biệt để hỗ trợ Terra Ecosystem thông báo sẽ bồi thường cho các chủ sở hữu USDT.

Khoảng 80.081 BTC, (99,61%) số lượng Bitcoin mà LFG bảo vệ đã không còn trong quỹ hỗ trợ. LFG xác nhận bán “33.206 BTC trị giá 1,164 tỷ USD, 47.188 BTC cơ sở và 313 BTC khả dụng.

Cơ cấu số dư dự trữ LFG.

Điều thú vị là LFG đã không bán token BNB hay AVAX.

Lý do đằng sau việc xử lý và bán tiền điện tử của LFG là để hỗ trợ cho hệ sinh thái Terra. 

Mặc dù có một số kế hoạch mới sẽ được công bố bởi CEO Do Kwon trong kế hoạch “giải cứu Terra” song tâm lý các nhà đầu tư vẫn chưa thật sự ổn định khi mà token LUNA mất 99,6% giá trị.

Kế hoạch mới liên quan đến LUNA vô cùng khó khăn và gặp nhiều áp lực.

Không rõ Terraform Labs và CEO Do Kwon sẽ đóng vai trò gì, song Kwon sau đó đã đăng một “kế hoạch hồi sinh” tương tự của riêng mình, kêu gọi từ bỏ UST. Anh ấy kêu gọi “tái cấu trúc” chuỗi, đặt lại nguồn cung cấp lưu thông của LUNA và phân phối nó chủ yếu cho các chủ sở hữu LUNA và UST trước khi sự kiện de-peg xảy ra.

Zoe

Exit mobile version