Larry Summers: FTX có thể là một phiên bản Enron

Cựu Bộ trưởng Tài chính Larry Summers cho rằng sự sụp đổ của sàn giao dịch tiền điện tử FTX có thể tương tự như vụ bê bối của nhà giao dịch năng lượng Enron vào đầu những năm 2000.

Ông Larry Summers, người từng giữ các vị trí trong chính quyền của cựu Tổng thống Clinton và Obama đã đề cập đến FTX trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg, Nhiều người đã so sánh sự sụp đổ của FTX với Lehman.

Lehman Brothers là vụ phá sản lớn nhất vào thời đó. Ngân hàng đầu tư có quy mô lớn thứ 4 tại Mỹ, đồng thời sở hữu 25.000 nhân viên trên khắp thế giới sụp đổ vào tháng 9/2008.

Tuy nhiên, thay vào đó, ông Summers so sánh FTX với Enron.

Năm 2001, Enron nộp đơn xin bảo hộ phá sản. Với tài sản lên tới 63,4 tỷ USD, đây là vụ phá sản lớn nhất trong lịch sử Mỹ tính đến thời điểm đó. Trong đó, 2 lãnh đạo cao nhất Jeffrey Skilling và Kenneth Lay từ người hùng trở thành những “kẻ dối trá và lừa gạt vĩ đại”, đã khoa trương quá mức tình trạng sức khỏe của công ty và đưa công ty tới thảm cảnh phá sản, khiến cho nhà đầu tư mất hàng tỷ USD và khoảng 20.000 nhân viên Enron bị mất việc làm, nhiều người trong số họ mất luôn những khoản tiết kiệm cả đời vì đã góp vốn vào công ty.

Enron đã tập trung vào việc đáp ứng những sự kỳ vọng của Phố Wall bằng cách phát triển một ban bệ điều hành che giấu hàng tỷ USD thua lỗ và nợ nần từ những thương vụ và dự án bị thất bại. Họ khai thác các kẽ hở kế toán, sử dụng các thể chế có mục đích đặc biệt (những “đối tác” do Enron kiểm soát) và các báo cáo tài chính không trung thực.

Enron đã ký hợp đồng tài trợ 100 triệu USD, kéo dài 30 năm với Houston Astros để đặt tên sân vận động của họ là Enron Field. FTX đã ký một hợp đồng trị giá 135 triệu USD, có thời hạn 19 năm để đưa tên tuổi của mình lên FTX Arena, sân nhà của Miami Heat.

Sàn giao dịch tiền điện tử FTX đã đệ đơn xin phá sản, Bankman-Fried cũng đã từ chức Giám đốc điều hành và được thay thế bởi John J. Ray III, một người đang có thông tin khá hạn chế.

Exit mobile version