Lệnh LO là gì? (Limit Order) Cách giao dịch với lệnh LO, những lưu ý dành cho F0

Lệnh LO là gì? (Limit Order) Cách giao dịch với lệnh LO

Trong thị trường chứng khoán, có khá nhiều các loại lệnh đặt giá giao dịch khác nhau. Mỗi loại lệnh đều có những ưu và nhược điểm riêng. Cùng ViMoney tìm hiều lệnh LO là gì. Cách giao dịch với lệnh LO và các nguyên tắc trong bài viết dưới đây nhé

Lệnh LO là gì: Khái niệm

Lệnh LO (Limit Order hay có thể hiểu là lệnh giới hạn) là lệnh mua bán cổ phiếu tại một mức giá lựa chọn hoặc tốt hơn. Đây là lệnh mua hoặc bán chứng khoán do nhà đầu tư đặt theo mức giá chỉ định và hiệu lực từ khi đặt lệnh đến hết thời gian giao dịch hoặc đến khi lệnh bị hủy bỏ. Vậy nên, ai mua giá cao thì được ưu tiên đặt trước, ai bán giá thấp thì được ưu tiên đặt trước.

Hiện nay trong giao dịch chứng khoán, lệnh LO được dùng nhiều nhất là lệnh chờ. Nghĩa là khi đặt lệnh LO bạn sẽ phải treo lệnh rồi chờ đến lượt mua bán chứ không được khớp ngay với bên đối ứng.

Trong các lệnh giao dịch chứng khoán, lệnh LO có mức độ ưu tiên khớp lệnh sau lệnh ATO, ATC trong phiên khớp lệnh định kỳ và khớp sau lệnh MP trong phiên khớp lệnh liên tục ( lệnh ưu tiên cuối cùng). Lệnh LO được sử dụng trên cả 3 sàn giao dịch HOSE, HNX và UPCOM cũng như trong tất cả các phiên giao dịch.

Phân loại lệnh LO

Lệnh LO được phân ra 2 loại như sau

Lệnh LO ở phiên mở cửa: Lệnh giới hạn này dùng để mua hoặc bán một loại cổ phiếu tại phiên mở cửa thị trường nếu mức giá thị trường thoả mãn các điều kiện giới hạn. Loại lệnh này chỉ có hiệu lực trong phiên giao dịch đầu tiên, sau đó nó sẽ không còn hiệu lực.

Lệnh LO ở phiên đóng cửa: Là loại lệnh giới hạn để mua hoặc bán một loại cổ phiếu tại mức giá đóng cửa nếu mức giá này tốt hơn mức giá giới hạn, nếu không đáp ứng được các điều kiện này thì lệnh sẽ bị huỷ. Loại lệnh này là sự mở rộng của lệnh phiên đóng cửa thị trường (tức là lệnh được thực hiện tại mức giá đóng cửa). Do đó bằng cách đặt lệnh giới hạn tại phiên đóng cửa, bạn có thể giao dịch tại mức giá tốt hơn.

Nguyên tắc khớp lệnh LO

Có 2 nguyên tắc khớp lệnh như sau

+ So khớp lệnh mua và lệnh bán cùng mức giá

+ Mua hoặc bán với giá tốt hơn

Vi dụ: Ta mua cổ phiếu ACB với mức giá 32.000 nhưng bên bán có người đưa ra giá chỉ 31.500 thì ngay lập tức ta sẽ được khớp với giá 31.500. Như vậy có thể hiểu hệ thống sẽ ưu tiên người đưa ra giá cao hơn.

Cách sử dụng lệnh LO

+ Lệnh LO có thể sử dụng ở tất cả các sàn giao dịch hiện có trên thị trường chứng khoán và thống kê cho thấy có tới hơn 90% lệnh đặt trên thị trường đến từ lệnh này.

+ Lệnh LO thường được giới đầu tư có kinh nghiệm sử dụng khi họ xác định được mức giá khớp tương đối chính xác và chủ động mức giá chấp nhận được. Do vậy nhà đầu tư F0 cần đặc biệt lưu tâm đến việc sử dụng loại lệnh này.

VD: Ta đặt mua cổ phiếu TCB, ta định giá cổ phiếu TCB ở mức 45.000/cp mà giá thị trường đang giao dịch ở 50.000/cp. Như vậy có thể hiểu tôi chỉ mua cổ phiếu TCB ở mức giá 45.000/cp và chờ đợi có người sẽ bán với mức giá ta đã đặt. Như vậy lệnh LO giúp ta chủ động được giá mua và giá chấp nhận mua hoặc bán cổ phiếu TCB.

Cách đặt lệnh LO

Nhà đầu tư truy cập vào tài khoản của mình mở tại các công ty chứng khoán, vào ứng dụng và tiến hành đặt lệnh. Mở mục phiếu lệnh, nhập mã cổ phiếu, điền thông tin về giá và khối lượng cố định.

Ví dụ: Phiếu lệnh mua cổ phiếu DHG với khối lượng 100 cổ phiếu tại mức giá 150. Lệnh mua và bán LO nếu khớp thẳng thì sẽ hiển thị trên bảng giá là chữ B và S.

Ưu – nhược điểm của lệnh LO

Ưu điểm

+ Giúp ta có cơ hội mua hoặc bán một loại chứng khoán với giá tốt hơn giá thị trường tại thời điểm lúc ra lệnh.

+ Giúp ta dự tính được mức lãi hoặc lỗ ngay khi giao dịch được thực hiện.

+ Giảm thiểu các rủi ro trong giao dịch khi nhà đầu tư chỉ được đặt lệnh trong trường hợp đã sở hữu đầy đủ những điều kiện cần thiết.

Nhược điểm

+ Ta gặp rủi ro mất cơ hội đầu tư trong trường hợp giá thị trường bỏ xa mức giá giới hạn.

+ Lệnh LO trong nhiều trường hợp có thể không được thực hiện ngay cả khi giá giới hạn được đáp ứng vì không đáp ứng được các nguyên tắc ưu tiên trong khớp lệnh.

+ Tạo ra áp lực tâm lý cho ta khi mất thời gian chờ đợi do biến động của thị trường không khớp với dự đoán của ta.

Tổng kết : Lệnh LO là lệnh chiếm đã số lệnh đặt trên thị trường và dễ cho ta mua hoặc bán được giá mình mong muốn, tuy nhiên trong trường hợp bất ngờ như ta muốn bán nhanh khi thị trường gãy hay mua khi thị trường uptrend chúng ta hãy linh động chuyển qua các lệnh khác như lệnh ATO, ATC hay MP trên sàn HoSE hoặc lệnh MAK, MOK, MTL trên HNX

JM – ViMoney

Exit mobile version