Lịch sự kiện trả cổ tức, chốt quyền của các doanh nghiệp tuần 18-22/4

Lịch sự kiện trả cổ tức, chốt quyền của các doanh nghiệp tuần 18-22/4.

Lịch sự kiện trả cổ tức, được 14 doanh nghiệp sẽ thực hiện giao dịch không hưởng quyền nhằm chia cổ tức bằng tiền mặt trong tuần giao dịch 18-22/04/2022.

*Lịch sự kiện trả cổ tức của doanh nghiệp *

Các doanh nghiệp giao dịch không hưởng quyền trả cổ tức tiền mặt trong tuần 18-22/04/2022

TMT chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 20%

Ô tô TMT (HOSE: TMT) thông báo 21/04 là ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức tiền mặt năm 2021. Tỷ lệ thanh toán là 20% (2,000 đồng/cp), dự kiến vào 05/05. Với gần 37 triệu cp đang lưu hành, Công ty cần chi số tiền gần 74 tỷ đồng.

Năm 2021, TMT đặt mục tiêu lãi trước thuế 81 tỷ đồng song chỉ thực hiện được 66%.

Năm 2022, Công ty đề ra kế hoạch doanh thu 6,084 tỷ đồng và lãi trước sau thuế 190 tỷ đồng, lần lượt gấp 2.4 lần và 4.6 lần kết quả 2021. Tỷ lệ chia cổ tức dự kiến 35%.

Cổ phiếu TMT chốt phiên 19/04 ở 25,900 đồng/cp, tăng 159% qua 1 năm.

QNS chốt quyền chia cổ tức đợt 3/2021

Một doanh nghiệp cũng chia cổ tức tỷ lệ 20% trong tuần tới là Đường Quảng Ngãi (UPCoM: QNS). Đây là đợt chia cổ tức thứ 3 năm 2021 của QNS. Ngày giao dịch không hưởng quyền là 21/04 và thanh toán vào 06/05.

Với hơn 356 triệu cp đang lưu hành, Công ty sẽ bỏ khoảng 713 tỷ đồng để thực hiện chi trả cho cổ đông.

Kế hoạch năm 2022, QNS dự kiến tổng doanh thu tăng trưởng 6% lên 8,000 tỷ đồng; song lãi sau thuế đi lùi 20% còn 1,008 tỷ đồng. Tỷ lệ chia cổ tức tối thiểu 15%.

Trên thị trường, cổ phiếu QNS chốt phiên 19/04 ở 50,700 đồng/cp, tăng 26% qua 1 năm.

Những ngân hàng không chia cổ tức và nỗi niềm của cổ đông

Techcombank (TCB)

Theo tài liệu ĐHCĐ thường niên 2022, ban lãnh đạo Techcombank dự kiến trình cổ đông phương án giữ lại toàn bộ lợi nhuận sau khi trích lập các quỹ nhằm bổ sung nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh. Nếu được được thông qua, đây sẽ là năm thứ 11 ngân hàng này không chia cổ tức bằng tiền mặt và là năm thứ tư liên tiếp không chia cổ tức.

Sacombank (STB)

Cổ đông Sacombank cũng không được nhận cổ tức trong liên tục trong 6 năm qua. Năm 2022, Sacombank tiếp tục đề xuất giữ lại lợi nhuận lũy kế 8.982 tỷ đồng. Chủ tịch Dương Công Minh cho hay, lãnh đạo ngân hàng cũng muốn chia cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn, vì giá cổ phiếu đang rất tốt, ông chia sẻ: “Dự kiến, đến năm 2022 hoặc đầu năm 2023, ngân hàng có thể chia cổ tức. Bản chất vấn đề là tái cơ cấu, khi tái cơ cấu thành công mới xử lý các vấn đề khác như chia cổ tức, bán cổ phần cho cổ đông chiến lược”

SCB

Một ông lớn trong nhóm ngân hàng tư nhân khác là SCB cũng chưa thực hiện đợt chia cổ tức nào trong gần 10 năm qua. Tuy nhiên, theo ông Văn, số tiền này cũng không mất đi đâu vì được ngân hàng đầu tư vào các tài sản dưới dạng bất động sản và đang tăng giá trị. Bây giờ giả định chia cổ tức bằng cách bán hết các tài sản này, thì “ăn một lần rồi cũng hết”.

Mặt khác, nếu ngân hàng chia cổ tức là làm trái quy định của NHNN về việc các ngân hàng đang tái cơ cấu và chưa xử lý xong nợ xấu (trái phiếu VAMC) thì không được chia cổ tức. 

Eximbank (EIB)

Eximbank cũng là một trong những nhà băng liên tục không chia cổ tức trong những năm qua do phải xử lý trái phiếu VAMC và liên tục không tổ chức được đại hội cổ đông.

PG Bank (PGB) và Saigonbank (SGB)

Bên cạnh các ”ông lớn”, PG Bank là ngân hàng không tiến hành chia cổ tức trong cả thập niên qua. Tại tờ trình năm nay, ngân hàng này tiếp tục không có kế hoạch chi trả cổ tức cho cổ đông, đây sẽ là năm thứ 10 liên tiếp ngân hàng nói không với cổ tức.

Exit mobile version