Đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan, liệu OPEC+ có thực sự cắt giảm sản lượng?

Hiện tại, Liên minh dầu mỏ OPEC+ đang rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan. Việc quyết định sản lượng cho tháng 10 tới đang ngày một trở nên khó khăn hơn.

OPEC+ rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan

Ngày 2/9, giá dầu quốc tế tăng do thị trường kỳ vọng Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đồng minh (OPEC+) diễn ra cuộc họp vào ngày 5/9. Hiện tại, OPEC+ đang phải đối mặt với những khó khăn về sản xuất, và thêm vào đó, phương Tây sắp đặt giá trần đối với dầu xuất khẩu của Nga.

Tuy nhiên, 16 trong số 20 thương nhân và nhà phân tích được giới truyền thông thăm dò ý kiến ​​kỳ vọng OPEC + sẽ quyết định tại cuộc họp ngày vào đầu tuần tới rằng mức sản lượng vẫn ổn định trong tháng 10.

Nhưng các quyết định của Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia Abdulaziz bin Salman thường gây bất ngờ cho thị trường, với các đại diện của OPEC + cho biết rằng tất cả các quyết định vẫn đang được thảo luận.

Christyan Malek, người đứng đầu chiến lược năng lượng toàn cầu tại JPMorgan, cho biết:

“OPEC + cần xem xét bức tranh toàn cảnh hơn tại cuộc họp này. Đây là môi trường kinh tế vĩ mô biến động mạnh, được thúc đẩy bởi các điểm dữ liệu xung đột về nhu cầu và suy thoái kinh tế. Thị trường cũng đang bị thắt chặt, có một số bất ổn về nguồn cung từ Libya và Iraq”, ông Malek nhấn mạnh.

Tính từ đầu tháng 6 đến nay, giá dầu Brent đã giảm hơn 20%, mức giảm dài nhất kể từ năm 2020, và đà giảm cũng đồng nghĩa với lợi ích mà OPEC + được hưởng trước đó sẽ không còn. Ngoài ra, nhu cầu đã dần chững lại do dịch bệnh toàn cầu bùng phát lại; các cuộc đàm phán hạt nhân giữa Iran và EU đã được nối lại, điều này có thể khôi phục nguồn cung dầu thô từ Iran.

Hoàng tử Saudi Arabia Abdulaziz bin Salman

Hoàng tử Abdulaziz bin Salman cho rằng thị trường dầu mỏ vật chất và thị trường giao sau đã “bị mất kết nối” và việc hạn chế sản lượng có thể là công cụ tốt nhất để khôi phục trạng thái cân bằng.

Tuy nhiên, từ Goldman Sachs đến Shell lại đồng thuận rằng thị trường cung cấp dầu toàn cầu sẽ thắt chặt. Thứ nhất là Trung Quốc thúc đẩy nhu cầu trở lại sau các đợt đóng cửa để kiểm soát Covid. Bên cạnh đó, mặc dù sau xung đột Nga-Ukraine, Nga vẫn cung cấp ổn định dầu cho thị trường toàn cầu như trước cuộc xung đột diễn ra. Nhưng với các lệnh trừng phạt của EU bắt đầu từ đầu tháng 12, nguồn cung dầu của Nga dự kiến ​​sẽ giảm trong những tháng tới. Bên cạnh đó, bất ổn ở Iraq và Libya – thành viên OPEC + sẽ ảnh hưởng đến sản lượng dầu.

Exit mobile version