Tại sao lợi nhuận của các đại gia dầu mỏ xô đổ kỷ lục nhưng vẫn không khiến nhà đầu tư ‘xiêu lòng’?

Năng lượng truyền thống như dầu mỏ dường như đã đánh mất sức hút đối với với các nhà đầu tư.

Lo lắng về sự bùng nổ dầu thô chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, Phố Wall và các nhà đầu tư thể hiện thái độ rất cẩn trọng.

Các công ty dầu mỏ lớn nhất phương Tây như ExxonMobil, Chevron và Shell tạo ra lợi nhuận kỷ lục hơn 132 tỷ USD vào năm 2022 và trả lại cho cổ đông 78 tỷ USD thông qua mua lại cổ phiếu và cổ tức. Tuy nhiên, cổ phiếu năng lượng vẫn chỉ chiếm 4,9% trong S&P 500, thấp hơn nhiều so với mức đỉnh 16,2% trong năm 2008.

Brad Demicco, chuyên gia của Southern Methodist University, cho biết lĩnh vực năng lượng sẽ tiếp tục hoạt động tốt hơn trong nhiều năm tới do nguồn cung vẫn còn eo hẹp. 

Sau khi trải qua cuộc khủng hoảng do bùng nổ dầu khí đá phiến vào những năm 2010-2014, nhiều nhà đầu tư đã “bán phá giá” cổ phiếu năng lượng, một số quỹ và tổ chức đã bán một phần hoặc toàn bộ cổ phần dầu khí do lo ngại về phát thải khí nhà kính của ngành.

Bất chấp sự ra đi của các tổ chức, những gã khổng lồ năng lượng đã thể hiện sức mạnh trong năm qua. Năm 2022, với giá dầu thô và khí đốt tự nhiên tăng, lợi nhuận ròng cả năm của ExxonMobil là 55,7 tỷ USD. Hãng Chevron, đối thủ “nặng ký” nhất của ExxonMobil tại Mỹ, cũng lập kỷ lục lợi nhuận trong năm 2022, với khoản lãi 35,5 tỷ USD.

Trong số 20 công ty có lợi suất cao nhất trong S&P 500 năm ngoái, 15 công ty thuộc ngành dầu khí. Sau khi tụt hậu so với mọi lĩnh vực khác từ năm 2018 đến năm 2020, năng lượng đã vượt qua công nghệ để dẫn đầu S&P 500 trong hai năm qua.

Ông Demicco đánh giá sự khác biệt giữa lựa chọn của các nhà đầu tư và hiệu suất của các cổ phiếu năng lượng là sự đánh giá sai lầm về thời điểm rút lui của năng lượng truyền thống.

Đối với các đại gia, năng lượng tái tạo chắc chắn là hướng phát triển trong tương lai, nhưng năng lượng truyền thống hiện tại vẫn là nguồn lợi nhuận chính của họ.

Exxon và Chevron đã từ chối đổ tiền vào đầu tư cho các loại năng lượng sạch như gió và mặt trời. Ngược lại, họ tìm cách cắt giảm chi phí và theo đuổi “nghề” mà họ đã quen thuộc nhất. Trong khi đó, Shell và BP đã cam kết nhiều vốn đầu tư cho năng lượng sạch và các loại năng lượng ít ô nhiễm.

BP và Shell có trụ sở tại Châu Âu phải chịu nhiều áp lực hơn từ các quỹ hưu trí, chính phủ và các nhóm môi trường Châu Âu trong việc giảm phát thải khí nhà kính gây hại cho khí hậu. Áp lực này thể hiện qua kết quả giá cổ phiếu: Exxon Mobil tăng khoảng 37% trong năm qua, Chevron tăng khoảng 25% trong khi giá cổ phiếu của Shell và BP tăng khoảng 20%.

Exit mobile version