Lợi suất trái phiếu là gì? Lưu ý khi đầu tư trái phiếu

Lợi suất trái phiếu là gì? Lưu ý khi đầu tư trái phiếu

Trái phiếu là một hình thức đầu tư được nhiều nhà đầu tư lựa chọn. Vậy, lợi suất trái phiếu là gì? Nhà đầu tư cần lưu ý gì đầu tư vào hình thức này?

Hiện nay, cổ phiếu và trái phiếu là hai hai hình thức đầu tư khá phổ biến và rất được nhà đầu tư quan tâm, nhất là những ai mới tham gia vào thị trường. Vậy hãy cùng Vimoney tìm hiểu về lợi suất trái phiếu cũng như lưu ý khi đầu tư vào trái phiếu.

Khái niệm trái phiếu là gì?

Trái phiếu tiếng Anh là: Bond. Nó là một chứng nhận nghĩa vụ nợ của người phát hành. Theo đó, người phát hành sẽ phải trả cho người sở hữu trái phiếu một khoản tiền cụ thể tính theo mệnh giá trái phiếu, trong một thời gian xác định, một lợi tức quy định.

Người phát hành trái phiếu có thể là doanh nghiệp (gọi là trái phiếu doanh nghiệp), một tổ chức chính quyền như Kho bạc nhà nước (trái phiếu kho bạc), chính quyền (gọi là công trái hoặc trái phiếu chính phủ). Còn người mua trái phiếu được gọi là trái chủ, có thể là cá nhân, doanh nghiệp hoặc chính phủ.

Đối với trái phiếu ghi danh, tên của trái chủ được ghi trên trái phiếu. Trong khi đó, trái phiếu vô danh thì tên trái chủ không được ghi. Do là người cho nhà phát hành vay nên trái chủ họ không phải chịu bất cứ trách nhiệm nào đối với kết quả sử dụng vốn vay của người vay. Nghĩa vụ của nhà phát hành là phải thanh toán theo các cam kết nợ xác định trong hợp đồng vay.

Lợi suất trái phiếu là gì?

Lợi suất trái phiếu được hiểu là tổng lợi nhuận nhận được khi đầu tư vào trái phiếu. Lợi suất trái phiếu chia làm nhiều loại, gồm có: Lợi suất danh nghĩa (phần lãi chia cho mệnh giá trái phiếu); lợi suất thực (thu nhập hàng năm của trái phiếu chia cho giá thị trường ở thời điểm hiện tại của nó); lợi suất yêu cầu (mức lợi suất tổ chức phát hành trái phiếu buộc phải cung cấp nhằm thu hút các nhà đầu tư).

Đặc điểm của trái phiếu

Có thể thấy, trên phương diện nhà đầu tư, trái phiếu được ưa chuộng hơn cổ phiếu vì mang tính ổn định, chứa đựng ít rủi ro hơn so với cổ phiếu.

Phân loại trái phiếu:

Phân loại trái phiếu theo người phát hành

Trái phiếu doanh nghiệp: Do doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần phát hành để tăng vốn hoạt động. Trái phiếu doanh nghiệp đa dạng, chia thành nhiều loại.

Trái phiếu Chính phủ: Do Chính phủ phát hành, mục đích huy động tiền nhàn rỗi trong dân cũng như các tổ chức kinh tế –  xã hội. Do Chính phủ được coi là Nhà phát hành uy tín nhất trên thị trường nên trái phiếu Chính phủ được đánh giá là ít rủi ro nhất.

Trái phiếu của các tổ chức tài chính, ngân hàng: Việc phát hành trái phiếu của các tổ chức này nhằm tăng thêm vốn hoạt động.

Phân loại theo lợi tức trái phiếu: Trái phiếu được chia thành 3 loại, gồm có:

Trái phiếu có lãi suất biến đổi (lãi suất thả nổi): Tức là, lợi tức được trả trong các kỳ sẽ có sự khác nhau, được tính theo lãi suất có sự biến đổi theo lãi suất tham chiếu của trái phiếu.

Trái phiếu có lãi suất bằng không: Nhà đầu tư mua loại trái phiếu này sẽ không nhận được lãi nhưng được mua chiết khấu với mức giá thấp hơn mệnh giá và được hoàn trả bằng mệnh giá khi trái phiếu đáo hạn theo quy định.

Trái phiếu có lãi suất cố định: Với loại trái phiếu này, lợi tức sẽ được xác định dựa vào tỷ lệ % cố định tính theo mệnh giá.

Đầu tư trái phiếu cần lưu ý những rủi ro gì?

Đầu tư trái phiếu là một giao dịch cho vay được thực hiện giữa người đầu tư trái phiếu và người phát hành trái phiếu. Theo đó, nhà phát hành trái phiếu sẽ có nghĩa vụ thanh toán cho trái chủ dựa trên các cam kết nợ trong hợp đồng vay.

Rủi ro lãi suất

Lãi suất và giá trái phiếu có mối quan hệ nghịch đảo. Có nghĩa là, trong trường hợp lãi suất giảm, nếu các nhà đầu tư có thể nắm bắt hoặc khóa lợi suất cao nhất trong thời gian lâu nhất thì sẽ thu được lãi từ trái phiếu cao hơn so với giá thị trường lúc bấy giờ. Sự gia tăng nhu cầu sẽ khiến tăng giá trái phiếu.

Ngược lại, trường hợp lãi suất hiện hành tăng lên, đồng nghĩa với việc các nhà đầu tư sẽ từ bỏ những trái phiếu trả lãi suất thấp khiến cho giá trái phiếu giảm xuống.

Rủi ro khi tái đầu tư

Tái đầu tư là việc trái chủ đã nhận được tiền nhưng không có cơ hội tái đầu tư lại với mức lãi suất tương đương.

Tái đầu tư là hình thức khá phổ biến ở các doanh nghiệp, ảnh hưởng đến lợi nhuận của nhà đầu tư. Trái phiếu có thể được thu hồi nên tổ chức phát hành có thể mua lại nó trước ngày đáo hạn. Người sở hữu trái phiếu có thể nhận được khoản thanh toán gốc có giá trị cao hơn mệnh giá nhưng nó không giúp nhà đầu tư có thể tái đầu tư ở mức lãi suất tương đương.

Do đó, tính lâu dài, rủi ro tái đầu tư có thể ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận đầu tư. Đó là lý do, nhà đầu tư thường lựa chọn những trái phiếu không có đặc tính thu hồi. Nhờ đó, họ có thể nhận được mức lãi suất cao hơn và giảm được rủi ro trong những lần tái đầu tư tiếp theo.

Rủi ro lạm phát

Lạm phát tại thị trường Việt Nam trong những năm gần đây ngày càng phổ biến, có tốc độc tăng nhanh chóng. Chính yếu tố này đã ảnh hưởng đến sự gia tăng của tốc độ lãi suất, khiến sức mua trái phiếu giảm, trái chủ thu về lợi suất âm.

Trường hợp chi phí sinh hoạt, tốc độ lạm phát gia tăng nhanh hơn tốc độ của lãi suất đầu tư trái phiếu khiến sức mua của các nhà đầu tư sẽ giảm, thậm chí thu về lợi suất âm. Lấy ví dụ, một nhà đầu tư trái phiếu có thể thu được mức lãi suất 2%, nhưng nếu lạm phát tăng lên đến 4% thì lợi suất thực tế của nhà đầu tư chỉ còn là -2%.

Rủi ro tín dụng

Trái phiếu chính phủ thường là loại trái phiếu được đánh giá an toàn, có mức độ rủi ro thấp nhất. Bởi lẽ, khi đáo hạn, Chính phủ có khả năng thu thuế hoặc phát hành tiền để thanh toán cho trái chủ. Nhưng trái phiếu doanh nghiệp thì lại có mức rủi ro cao hơn. Tuy nhiên, lãi suất cho nhà đầu tư từ loại trái phiếu này cao hơn.

Rủi ro thanh khoản

Thanh khoản hiểu đơn giản là khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền. Khi mua trái phiếu, nhà đầu tư cũng cần lưu ý đến yếu tố này bởi trong một vài trường hợp, có thể họ sẽ không bán được trái phiếu doanh nghiệp của mình nhanh chóng. Nguyên nhân bởi, thị trường của trái phiếu đó quá nhỏ khiến cho giá cả bị biến động. Đây là yếu tốt ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ suất lợi nhuận của trái chủ.

Giá có thể bị biến động, dẫn đến tổng lợi nhuận của trái chủ bị ảnh hưởng xấu nếu đợt phát hành trái phiếu đó lãi suất thấp. Cũng giống như việc giao dịch cổ phiếu trong thị trường thưa thớt khiến bạn phải bán chúng ở mức giá thấp hơn nhiều so với dự kiến.

Ngân hàng hoặc các tổ chức cho vay có thể sẽ tính lãi suất cao hơn cho các khoản vay sau này đối với công ty bị xếp hạng tín dụng thấp hay khả năng kinh doanh, trả nợ có vấn đề. Có thể điều này ảnh hưởng xấu đến các trái chủ khi muốn bán trái phiếu.

Các nhà đầu tư khi đầu tư trái phiếu có thể tạo ra một dòng thu nhập ổn định, khá an toàn nhưng vẫn tiềm ẩn những rủi ro. Tuy nhiên, nếu nắm vững các kiến thức cơ bản về trái phiếu để đầu tư đúng cách thì nó không còn là điều gì đó quá đáng lo ngại.

Exit mobile version