Hỗ trợ và kháng cự là một trong những khái niệm cơ bản nhất mà anh em cần phải tìm hiểu khi bắt đầu học về giao dịch. Nếu anh em còn chưa nắm vững khái niệm này, hãy dành ra một chút thời gian để bắt đầu với bài viết này.
Tuy vậy, không phải lúc nào chúng ta cũng có thể vào lệnh có hiệu quả với hỗ trợ/kháng cự. Trong bài viết hôm nay, mình sẽ chia sẻ anh em một số “mẹo” giúp tăng tỷ lệ thắng khi giao dịch với hỗ trợ và kháng cự.
Xem thêm các bài viết trong chuỗi Price Action Trading:
Hỗ trợ và kháng cự kiểm tra nhiều lần có thực sự tốt?
Thông thường, khi tìm hiểu về hỗ trợ và kháng cự, anh em sẽ được hướng dẫn tìm các vùng giá mà tại đó có sự “phản ứng” nhiều lần. Một hỗ trợ và kháng cự càng được test (kiểm tra) lại nhiều lần, nó sẽ càng có giá trị. Điều này đúng, nhưng chưa đủ.
Trên thực tế, anh em hoàn toàn có thể tận dụng các vùng hỗ trợ và kháng cự “mới”, tức chưa được kiểm tra để lên kế hoạch giao dịch và có điểm vào lệnh tốt hơn. Lý do rất đơn giản:
Khi một hỗ trợ/kháng cự đã được kiểm tra nhiều lần, thanh khoản tại vùng giá đó sẽ ngày một ít hơn. Ví dụ:
- Vùng 20.000 USDT là hỗ trợ của Bitcoin, giá đã kiểm tra vùng này 2 lần.
- Giả sử như volume đặt lệnh buy của các trader trên sàn Binance tại vùng 20.000 USDT là 5 triệu USD, sau 2 lần kiểm tra, lượng volume này đã được khớp ½ và chỉ còn 2,5 triệu USD.
- Giá tiếp tục kiểm tra them 2 lần nữa, lúc này lượng volume đặt lệnh mua tại vùng 20.000 USDT chỉ còn khoảng 500.000 USDT.
- Như vậy, nếu lúc này giá vẫn chưa thể bật lên, chúng ta cần rút ra kết luận: Mặc dù lực mua tại vùng 20.000 USDT lớn và đã được khớp nhiều lần, tuy nhiên sức mua đó vẫn không đủ để đẩy giá Bitcoin lên. Do đó, nếu như giá quay lại thêm vào các lần sau, lực mua lúc đó có thể không còn đủ nhiều và giá sẽ rất dễ break-out theo hướng dump (phá vỡ hỗ trợ).
=> Hạn chế Long và cần theo dõi thêm, đồng thời sẵn sàng cho một plan Short khi giá breakout.
Với phân tích nói trên, có lẽ anh em đã rất dễ hiểu lý do vì sao không nên sử dụng một hỗ trợ hoặc kháng cự quá nhiều lần. Nếu chúng ta đã có những entry tốt 1, 2 lần trước đó, anh em nên cân nhắc việc sử dụng vùng giá cũ đó cho những lần vào lệnh tiếp theo.
Ví dụ trên biểu đồ:
LINK có một kháng cự được kiểm tra đến 3 lần ở vùng giá 5.792. Nếu như anh em theo quán tính “short ở kháng cự”, anh em rất dễ short ngay khi xuất hiện cây nến đỏ ở lần chạm thứ 4 và lệnh này có thể stop-loss.
Cách nâng cao tỷ lệ chiến thắng: Anh em hãy chỉ vào lệnh sau khi có những setup đẹp ở vùng hỗ trợ hoặc kháng cự, ví dụ: mô hình hai đỉnh, vai – đầu – vai, các cụm nến đảo chiều…
Quá nhiều hỗ trợ và kháng cự gần nhau, nên làm gì?
Trong quá trình trading, sẽ có lúc anh em xác định được nhiều hơn một hỗ trợ/kháng cự tiềm năng, tuy nhiên chúng lại khá “gần nhau”. Thông thường, trường hợp này giá sẽ có xu hướng quét qua cả 2 vùng hỗ trợ và kháng cự đó để lấy thanh khoản tốt hơn, đồng thời quét stoploss của các Trader.
Ví dụ:
Như vậy, trong trường hợp này, chúng ta có thể xử lý theo 2 cách:
Cách 1: Nếu anh em sợ bỏ lỡ cơ hội và không quá chắc chắn về việc giá sẽ đi đủ sâu để chạm hỗ trợ ở dưới cùng (hoặc kháng cự ở trên cùng), anh em có thể chia volume dự định vào lệnh ra theo tỷ lệ 1:1 hoặc 1:2 với 2 entry. Stoploss lúc này sẽ đặt ở vùng hỗ trợ dưới cùng.
Cách 2: Kiên nhẫn đợi giá quay về vùng hỗ trợ/kháng cự cuối cùng, tạo ra các false breakout để quét stoploss rồi mới entry.
Kết hợp hỗ trợ, kháng cự cứng và hỗ trợ, kháng cự động
Hỗ trợ kháng cự cứng là vùng giá, trendline, các vùng Fibonacci…, trong khi đó hỗ trợ và kháng cự động chính là các đường MA, Bollinger Bands…
Để nâng cao xác suất thắng, anh em có thể kết hợp sử dụng cả 2 loại hỗ trợ và kháng cự này.
Ví dụ:
Lệnh 1: Anh em có thể thấy CHZ đang uptrend khung 30m và hình thành hỗ trợ cứng tại vùng 0.252. Giá đi theo mô hình tam giác sau đó breakout. Khi đó, giá đang tôn trọng vùng hỗ trợ cứng 0.252 đồng thời cũng tôn trọng hỗ trợ động là EMA (20). Kết hợp với việc breakout theo xu hướng, mình đã entry long và take-profit với R:R = 1:2.
Lệnh 2: Giá sau đó phá vỡ hỗ trợ đồng thời tạo ra xu hướng giảm. Khi đó, mình đặt stop-sell khi giá phá vỡ cạnh dưới sideway – range (0.243). Lúc này, chúng ta sẽ trade theo xu hướng (downtrend), giá breakout theo xu hướng kết hợp với việc giá nằm dưới EMA (20) – lúc này đóng vai trò là kháng cự động. Lệnh này mình cũng đã take-profit với R:R = 1:3.
Sử dụng line-chart để xác định hỗ trợ và kháng cự
Sẽ có rất nhiều thời điểm thị trường kém thanh khoản nên anh em sẽ thấy râu nến rất nhiều, đồng thời giá đi “khó chịu”, và vì vậy, việc xác định chính xác hỗ trợ/kháng cự quan trọng sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Trong trường hợp này, anh em có thể sử dụng line-chart (biểu đồ đường) để làm mọi việc trở nên dễ dàng, hiệu quả hơn.
Cách chuyển từ biểu đồ nến sang biểu đồ đường:
Mình sẽ lấy ví dụ trên TradingView. Anh em có thể click vào phần hình nến (nếu đang ở biểu đồ nến) bên cạnh các khung thời gian và chọn Đường thẳng (line-chart), khi đó biểu đồ sẽ tự chuyển sang dạng biểu đồ đường.
Chúng ta hãy xem kết quả ở hai dạng biểu đồ:
Hỗ trợ và kháng cự “sạch”
Khác với những vùng hỗ trợ và kháng cự đã được kiểm tra nhiều lần, hỗ trợ và kháng cự sạch chính là các vùng giá hỗ trợ/kháng cự chưa được kiểm tra. Đây sẽ là các vùng entry có hiệu lực cao mà anh em có thể sử dụng để tăng xác suất thắng vì thông thường các lệnh bán tại kháng cự hoặc mua tại hỗ trợ ở đây còn dày và chưa hề được khớp => lực bán ở kháng cự/lực mua ở hỗ trợ tốt hơn.
Ví dụ:
Hy vọng 5 mẹo nhỏ trên sẽ giúp anh em cải thiện hiệu quả giao dịch với hỗ trợ và kháng cự. Anh em còn mẹo hay nào khác không? Chia sẻ cùng tụi mình ngay ở phần comment nhé! Ngoài ra, đừng quên tham gia Cộng đồng 68 Trading để nhận thêm nhiều kiến thức hữu ích và những tín hiệu trade chất lượng từ tụi mình!
Poseidon
Xem thêm các bài viết khác của tác giả Poseidon:
TUYÊN BỐ TỪ CHỐI TRÁCH NHIỆM: Các quan điểm và ý kiến được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và không cấu thành lời khuyên về đầu tư. Tiền điện tử có rủi ro cao, hãy cẩn trọng trong giao dịch.