MACD là gì? Cách giao dịch MACD hiệu quả nhất

Đường MACD là một chỉ báo khá phổ biến và dễ sử dụng. Do đó, nếu biết cách đọc và giao dịch phù hợp, bạn sẽ thuận lợi hơn trong việc tìm kiếm các cơ hội mua hoặc bán. Bài viết này sẽ giới thiệu đến bạn đọc chỉ báo MACD là gì và giao dịch với MACD hiệu quả dành cho người mới bắt đầu.

Chỉ báo MACD là gì?

MACD được viết tắt bởi 4 chữ Moving Average Convergence/Divergence (Đường Trung Bình Động Hội Tụ Phân Kỳ), là một trong những chỉ báo động lượng được phát triển bởi Gerald Appel, vào cuối những năm 70.

MACD được thiết kế để tiết lộ những thay đổi về sức mạnh, hướng, động lượng và thời gian của một xu hướng. 2 nhiệm vụ chính của MACD bao gồm: tìm ra phân kỳ/ hội tụ hay động lượng của giá và xác định xu hướng.

Chỉ báo MACD bao gồm 4 thành phần:

  1. Đường MACD: thường được gọi là đường nhanh (màu xanh). Công thức tính đường MACD: Đường MACD = EMA 12 – EMA 26
  2. Đường tín hiệu (signal line): thường được gọi là đường chậm (màu cam). Công thức tính đường Signal: Đường Signal = EMA 9 của đường MACD
  3. Biểu đồ Histogram: Biểu đồ thanh (màu xanh khi dương, màu đỏ khi âm). Công thức tính: Histogram = Đường MACD – Đường Signal
  4. Đường số 0 (Zero): Trục nằm ngang để tham chiếu các đường tín hiệu và biểu đồ Histogram

Ý nghĩa các đường của MACD

Chiến lược giao dịch với MACD hiệu quả nhất

Đường MACD cắt đường Signal

Như đã nói ở trên, khi đường MACD cắt đường tín hiệu từ dưới lên, báo hiệu 1 xu hướng tăng và ngược lại. Do đó, chúng ta có cách giao dịch lệnh như sau

Ngược lại, lệnh bán thực hiện như sau: 

Giao dịch khi Histogram chuyển dấu

Từ công thức Histogram = Đường MACD – Đường Signal, chúng ta có cách giao dịch sau:

Chiến lược giao dịch kết hợp chỉ báo MACD và RSI

MACD và RSI đều được sử dụng để đo lường động lượng trên thị trường nhưng MACD đo lường mối quan hệ giữa hai đường trung bình động; trong khi RSI đo lường sự thay đổi giá liên quan đến các mức giá cao và thấp gần đây. Do đó, đôi khi chúng đưa ra các chỉ báo trái ngược nhau. Nhưng một khi cả hai cùng đưa ra một tín hiệu thì tín hiệu này càng đáng tin cậy, và nhà giao dịch có thể tự tin khi giao dịch.

Trong biểu đồ trên, RSI và MACD đều báo hiệu động lực thị trường chuyển đổi gần như là cùng nhau, RSI đưa ra tín hiệu trước MACD một chút. Các nhà giao dịch sau khi thấy tín hiệu từ RSI có thể chờ xác nhận từ MACD xem có phù hợp hay không; sau đó quyết định nên thực hiện vị thế hay không.

Tuy nhiên, nếu một trong hai chỉ báo có thể báo hiệu sự thay đổi xu hướng sắp tới bằng cách cho thấy sự phân kỳ từ giá (giá tiếp tục cao hơn trong khi chỉ báo giảm xuống hoặc ngược lại).

Sử dụng chỉ báo MACD và kết hợp giao dịch trên nhiều khung thời gian

Phương pháp kết hợp nhiều khung thời gian có thể giúp bạn hạn chế được một số tín hiệu sai khi sử dụng cách giao dịch với MACD thông thường. Cách thực hiện như sau:

Bước 1: Xác định xu hướng ở khung thời gian lớn (D1).

Trong trường hợp đường MACD cắt đường Signal thì xu hướng của khung D1 là xu hướng lên, tìm điểm vào lệnh trên khung H4.

Nếu đường MACD cắt đường Signal hướng xuống dưới của khung D1 là xu hướng xuống, tìm điểm bán trên khung H4.

Bước 2: Chuyển sang khung thời gian nhỏ, dựa vào điểm giao cắt của chỉ báo MACD để tìm điểm vào lệnh cùng hướng khung thời gian lớn.

Để tìm điểm mua tại đường MACD cắt lên Signal trên khung H4.

Để tìm điểm bán tại đường MACD cắt xuống Signal trên khung H4.

Hạn chế của đường MACD

Sự phân kỳ của MACD thể báo hiệu một sự đảo ngược có thể xảy ra nhưng sau đó không có sự đảo ngược thực tế xảy ra. Điều này tạo ra chỉ báo MACD giả trên thị trường tiền kỹ thuật số.

Vấn đề khác là sự phân kỳ không dự báo tất cả các sự đảo ngược. Nói cách khác, nó dự đoán quá nhiều lần đảo chiều không xảy ra và không đủ các lần đảo chiều giá thực.

Có thể nói, MACD là một công cụ vừa phổ biến và có tính chính xác tương đối cao. Với bài viết này, chúng tôi hi vọng sẽ giúp ích cho bạn trong việc xác định các tín hiệu giao dịch hiệu quả.

Exit mobile version