Maple Finance loay hoay với khoản nợ trị giá 54 triệu USD từ việc vay tín chấp tiền điện tử.

Maple Finance loay hoay với khoản nợ trị giá 54 triệu USD từ việc vay tín chấp tiền điện tử.

Nền tảng cho vay tín chấp tiền điện tử Maple Finance đang gặp khủng hoảng với cơn đau nợ nần, token MPL đã mất mốc ổn định, giảm hơn 50% giá trị và đạt ATL (mức giá trị thấp nhất mọi thời đại).

Báo nợ 10 tỷ USD, Sam Bankman Fried vẫn muốn thành lập công ty mới

Liệu một cú sập đáy có xảy ra trên thị trường tiền điện tử nữa hay không?

Chuyện gì đang xảy ra với Maple Finance?

Sau vụ nổ FTX, sàn Maple Finance khốn đốn khi số người vay tiền điện tử không có tài sản thế chấp trở thành nạn nhân, khoản tiền 54 triệu USD chưa biết khi nào sẽ quay trở về.

Bài học đau đớn từ Maple Finance chính là việc xây dựng thị trường tín chấp với tiền điện tử – một trong những điều mạo hiểm nhất.

Kể từ ngày thành lập vào tháng 5/2021, Maple Finance đã mang đến thị trường một khái niệm táo bạo: Thị trường tiền điện tử tín dụng DeFi.

Mục đích của Maple Finance chính là cung cấp khoản vay dạng under-collateralized cho các doanh nghiệp một cách phi tập trung.

Thông thường, khách hàng vay tiền điện tử phải có một khoản thế chấp bằng tiền điện tử để trong trường hợp khách hàng vỡ nợ, số tài sản thế chấp kia sẽ bị thanh lý, đơn vị cho vay sẽ không chịu thiệt hại nhiều.

Không giống như DeFi, mô hình của Maple Finance là không yêu cầu khách hàng có tài sản thế chấp là tiền điện tử. Thay vào đó, những người bảo lãnh sẽ có tiếng nói cho việc có/không cho vay tài sản. Về cơ bản là việc đồng ý cho vay tiền điện tử dựa vào lịch sử tín dụng của họ.

Thị trường rơi vào mùa đông thảm khốc trở thành bài toán thách thức sức chịu đựng của Maple Finance khi đối mặt với khủng hoảng thanh khoản lớn nhất trong 18 tháng qua.

Tính riêng trong 2 tuần, Maple Finance chứng kiến khoản vay trị giá 36 triệu USD bị vỡ nợ, 18 triệu USD khó đòi, các khoản nợ quá hạn chiếm 66% tổng dư nợ phát sinh.

Quy trình cho vay của Maple được điều chỉnh bởi các hợp đồng thông minh được mã hóa bằng máy tính. Maple đã dẫn đầu thị trường cho vay tiền điện tử với tổng dư nợ cho vay lên tới 900 triệu USD/năm.

Vào hồi tháng 5, sau khi Terra sụp đổ, thị trường chứng kiến sự thua lỗ và cơn khủng hoảng tín dụng tiền điện tử.

Và sự cố FTX như một đòn đau giáng vào Maple. Chịu chung số phận với Maple Finance là những cái tên nổi cộm như: Celsius Network, Alameda Research, Orthogonal Trading.

Maple đã chấm dứt hợp tác với Orthogonal Trading vì đơn vị này có khả năng mất thanh khoản để thanh toán. Orthogonal Trading có 1 khoản vay trị giá 31 triệu USD đến hạn thanh toán vào ngày 4/12 nhưng đã không thể thực hiện được.

Việc giá trị của token MLP giảm mạnh là một trong những nguyên nhân góp phần làm cạn kiệt nguồn tiền để bồi thường cho các chủ nợ. Mặc dù chưa có con số thống kê đầy đủ, nhưng chắn chắn mức độ thiệt hại mà công ty phải gánh chịu ước tính lên tới hàng chục triệu USD.

Trong trường hợp tồi tệ nhất, các khoản cho vay của công ty có thể biến mất vĩnh viễn hoặc dẫn đến những vụ kiện tụng dài hơi.

Hiện quỹ bảo hiểm khoản vay nhằm bồi thường cho những người bị hại chỉ có khoảng 2 triệu USD, khoản 1,2 triệu USD là từ M11 Credits. Maple cũng cân nhắc việc thu giữ 1,2 triệu USD từ quỹ tín dụng do Orthogonal quản lý

(Lược dịch CoinDesk)

Trader_Z

Các quan điểm và ý kiến ​​được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.

Exit mobile version