MB Bank bị cổ đông chất vấn vì nhận chuyển giao một ngân hàng yếu kém

MB bị cổ đông chất vấn vì nhận chuyển giao một ngân hàng yếu kém

Trong phiên họp thường niên vào sáng 25/4, lãnh đọa MB bank đã bị cổ đông chất vấn về việc nhận chuyển giao một ngân hàng yếu kém.

MB Bank nhận chuyển giao một ngân hàng yếu kém giá 0 đồng

Gần 1.000 cổ đông tham gia phiên họp thường niên được tổ chức vào 25/4 của ngân hàng Quân đội (MB Bank). Trong phiên họp này, vấn đề nhiều cổ đông quan tâm chính là việc MB Bank có phương án nhận chuyển giao bắt buộc một tổ chức tín dụng.

Theo đó, một số câu hỏi được cổ đông đặt ra là: Tại sao MB lại nhận chuyển giao bắt buộc một ngân hàng yếu kém? Ngân hàng ở hiện tại không phải vẫn đang quá tốt hay sao? Thậm chí có cổng đông nêu quan điểm, ngân hàng đang tăng trưởng tốt, việc “ôm” thêm ngân hàng trong diện tái cơ cấu chỉ làm MB chậm lại.

Tổng giám đốc MB – Lưu Trung Thái cho biết, MB là ngân hàng lớn, hoạt động hiệu quả nên một phần của việc nhận chuyển giao đó là nhiệm vụ chính trị. Ngoài ra, kế hoạch này còn mang ý nghĩa kinh tế quan trọng hơn, giúp ngân hàng có thêm không gian tăng trưởng tốt hơn.

CEO MB Bank cho rằng, ngân hàng này có thể tăng trưởng cao hơn dư địa mà Ngân hàng Nhà nước cho phép, có thể lên tới mức 30-35%/năm, vẫn đảm bảo kiểm soát được rủi ro.

Danh tính ngân hàng MB Bank nhận chuyển giao chưa được tiết lộ. Tuy nhiên, một vài thông tin của nó đã được vị CEO nhắc tới. Đó là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu là 47%, khoản lỗ lũy kế khoảng 20.000 tỷ đồng. Đặc biệt, theo chia sẻ của ông Thái thì, khi nhận chuyển giao, MB Bank không phải bỏ tiền vì do đó là đơn vị yếu kém nên đã bị mua lại với giá 0 đồng.

Ngoài ra, ông Lưu Trung Thái cho hay, khi hoàn tất chuyển giao, MB Bank sẽ sở hữu ngân hàng trên nên được quyền bán vốn, IPO để chuyển thành công ty cổ phần hoặc bán hoàn toàn.

Mất 7-8 năm để giải quyết dứt điểm khoản lỗ lũy kế

Về khoản lỗ lũy kế 20.000 tỷ đồng, ông Thái cho biết sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước là biện pháp quan trọng nhất. Khi nhận chuyển giao, trong thời gian tái cơ cấu MB Bank sẽ được vay với lãi suất 0%, được phép tăng trưởng quy mô cao hơn, hỗ trợ ngân hàng nhận chuyển giao bằng việc chuyển một số khoản tín dụng chất lượng tốt.

Theo ông Lưu Trung Thái, dự trù của ngân hàng này, mất khoảng 7-8 năm để giải quyết dứt điểm khoản lỗ lũy kế này.

Hội đồng quản trị MB đồng thời trình cổ đông thông qua việc miễn trách nhiệm với các đơn vị, cá nhân tham gia nhiệm vụ liên quan đến nhận chuyển giao bắt buộc và xây dựng, triển khai phương án thực hiện.

Trường hợp gặp phải rủi ro, không thành công trong việc tái cấu trúc, ông Thái cho hay, MB Bank có thể bán phần vốn tại nhà băng nhận chuyển giao giống như việc thoái một khoản đầu tư.

Hiện nay, 4 ngân hàng yếu kém thuộc diện tái cơ cấu gồm có Ngân hàng Đông Á (DongABank) và 3 ngân hàng mua bắt buộc là Xây dựng (CB), Đại Dương (Oceanbank), Dầu khí toàn cầu (GPBank). Năm nay, hồi đầu tháng 2, Thủ tướng đã thúc giục triển khai ngay việc xử lý, cơ cấu lại hai ngân hàng thương mại yếu kém đã được cấp có thẩm quyền thông qua chủ trương; đồng thời tiếp tục xây dựng phương án xử lý, cơ cấu lại cho hai ngân hàng yếu kém còn lại.

Exit mobile version