Metaverse – sân chơi của thương hiệu xa xỉ và nỗi sợ vô hình trong thực tại

Metaverse tạo sân chơi NFT cho các thương hiệu xa xỉ "cá kiếm"

NFT và Metaverse là cơ hội lớn cho các thương hiệu cao cấp

Trong không gian ảo, mọi người sẽ sở hữu những vật phẩm, thương hiệu giống như trong cuộc sống thực.

Thông qua thế giới Metaverse, NFT của các thương hiệu xa xỉ ước tính đạt 56 tỷ USD vào năm 2030. Không thể phủ nhận sức hút ngày càng mạnh mẽ của thị trường NFT trong mọi lĩnh vực từ âm nhạc, nghệ thuật, tài sản, game, vv…..NFT được dự báo trong tương lai sẽ làm nên kỷ nguyên mới. Điều quan trọng, NFT sẽ càng có giá trị khi được gắn thêm “động cơ” Metaverse, các thương hiệu xa xỉ không bỏ qua cơ hội vàng này. Quả thực là một chiến lược đầu tư thông minh.

Với sự khởi đầu của Internet, hay Web 1.0, Web 2.0 đã cho phép mọi người kết nối dễ dàng với thế giới thông tin. Thời đại của Web 3.0 đã đến với tên gọi Metaverse trở thành điểm nóng. Trong thế giới vũ trụ ảo, mọi người sẽ trải nghiệm thế giới ảo và tương tác với nhau giống như ngoài đời thực.

Trong không gian ảo, “người ảo” sẽ diện những bộ trang phục như trong thế giới thực, các game thủ có thể mua-bán vật phẩm khiến mình trở thành người sở hữu duy nhất, một “ngôi sao” đúng nghĩa.

Lý do nào khiến nhiều thương hiệu lớn trên thế giới tham gia NFT?

Khi mọi thứ đều “trực tuyến”, lúc này nhu cầu tiêu dùng cũng cần số hóa. Cuộc dạo chơi nghiêm túc của các thương hiệu xa xỉ trong “vũ trụ ảo” cũng là điều tất yếu trong vòng quay biến đổi của thời đại. Ước tính doanh thu đến từ NFT có thể mang về cho thị trường hàng xa xỉ khoản tiền 10 đến 20 tỷ USD.

Vào cuối tháng 5/2021, nền tảng trực tuyến Roblox đã tổ chức triển lãm cho thương hiệu nổi tiếng Gucci. Người chơi trên nền tảng Roblox có thể kiếm tiến bằng game, sau đó sử dụng số tiền từ game để mua vật phẩm NFT nằm trong bộ sưu tập của nhà mốt Gucci. Game kết thúc là lúc các game thủ bán đấu giá vật phẩm của mình. Tại buổi bán đấu giá trên, phiên bản NFT của chiếc túi trứ danh Dionysus được bán với giá 4.100 USD (mức giá này còn cao hơn 700 USD so với túi thực).

Balenciaga không bỏ qua cuộc vui này khi đã tung ra bộ sưu tập Fortnite, người chơi có thể sở hữu một trong những bộ trang phục của nhà mốt Balenciaga với giá chỉ 8 USD trong game.

Tháng 9/2021, nhà thiết kế nổi tiếng thế giới Karl Lagerfeld phát hành tổng cộng 777 NFT trên nền tảng số The Dematerialized với giá trung bình 77 euro/hình (tương đương 87 USD). Các mã NFT Lagerfeld thậm chí đã bán hết trong vài giây, chứng tỏ được sức hút của Karl Lagerfeld. Mặc dù doanh số bán hàng có vẻ như tiềm ẩn “bong bóng”, song theo 1 cách nào đó, chúng ta có thể nhìn thấy được thị trường ảo tiềm năng và sôi động đến mức nào với kết quả vượt quá mong đợi.

Khi thế giới thực của chúng ta vẫn còn đó những thương hiệu xa xỉ trở thành 1 phần không thể thiếu với con người như Karl Lagerfeld, Gucci, Balenciaga,….thậm chí sắp tới là Tuần lễ thời trang số hóa Paris với bộ sưu tập NFT Haute Couture, thì NFT hay metaverse sẽ đạt được những giá trị theo cấp số nhân.

Metaverse – niềm hân hoan hay nỗi sợ vô hình?

“Vụ trụ ảo” Web 3.0 – niềm hân hoan hay nỗi sợ vô hình?

Trong tương lai, sự phát triển của NFT và tài sản số sẽ thu hút người tiêu dùng. Tận dụng thị trường này, ngành công nghiệp thời trang từng bước biến đổi để thích nghi trong thời đại số hóa.

Dĩ nhiên, “vụ trụ ảo” đóng góp vai trò không thể thiếu trên cuộc hành trình này. Các nhà hoạch định tin rằng, khi metaverse trở nên hoàn thiện ở cấp độ cao nhất, những thương hiệu xa xỉ như quần áo may mặc,… sẽ có những vị trí thuận lợi trong thị trường ảo. Ngược lại, các sản phẩm như đồng hồ, trang sức cao cấp sẽ khó có thể đạt được thành công lớn như trong ngành may mặc như ở thế giới thực.

Bởi được xây dựng trên không gian phi tập trung, nên trong metaverse, các nhà sáng tạo sẽ có nhiều cơ hội gây dựng thương hiệu của chính mình. “Vũ trụ ảo” giúp sức các thương hiệu mở rộng lãnh thổ, các thương hiệu sẽ có nhiều hơn cơ hội thu hút các tệp khách hàng khác nhau (kể cả lượng khách hàng chưa từng tiếp cận).

Tuy nhiên, bài toán khó thử thách các nhà thương hiệu lớn rằng: Không gian ảo – thế giới thực, không loại trừ khả năng thua thiệt bởi những giá trị công nghiệp lâu dài và sự thủ công vẫn quen thuộc hơn, nhất là khi nền kinh tế vẫn chưa có đầy đủ các quy tắc pháp lý trong mảnh đất kỹ thuật số.

Metaverse đang có mặt ở thế giới này để tồn tại, phát triển bền vững, trở thành đại diện lịch sử nhân loại. Bất chấp nỗi sợ một ngày nào đó thế giới ảo bí ẩn sẽ chi phối thực tại và con người “sống” trong không gian ảo nhiều hiện đời thực, chúng ta trở thành 1 phần của “vũ trụ ảo” mỗi ngày.

Dù sao, hẹn hò, trò chuyện, mua sắm, trở thành 1 phiên bản khác chính mình trong thế giới ảo là 1 trò chơi thú vị. Thế nhưng, một khi quan niệm được sống trong thế giới ảo như metaverse sẽ trở nên quan trọng hơn cả sống trong thế giới thực sẽ thực là điều đáng sợ.

Zoe Nguyen (Nguồn Cointelegraph)

Exit mobile version