Mô hình chữ nhật là gì? Đặc điểm nhận dạng và cách giao dịch

 Trong bài viết dưới đây, Vimoney sẽ giới thiệu đến bạn mô hình chủ nhật – một trong những mô hình giá được các trader áp dụng thường xuyên trong quá trình giao dịch.

Mô hình chữ nhật là gì?

Mô hình hình chữ nhật (Rectangle pattern) là một mẫu biểu đồ được hình thành khi giá bị giới hạn bởi các mức hỗ trợ và kháng cự song song.

Mô hình chữ nhật thể hiện một khoảng thời gian giá thu hẹp lại hoặc dao động giữa xu thế tăng và giảm. Giá sẽ kiểm tra các cấp độ hỗ trợ và kháng cự nhiều lần trước khi phá vỡ mô hình. Từ đó, giá có thể có xu hướng theo hướng đột phá tăng hoặc giảm.

Mô hình hình chữ nhật cho thấy cả bên mua và bên bán đang cố gắng áp đảo đối phương nhưng không đủ sức mạnh để phá vỡ mức kháng cự hoặc hỗ trợ. Mô hình chữ nhật chỉ hoàn thiện khi giá bứt phá qua đường hỗ trợ hoặc kháng cự.

Mô hình chữ nhật đôi khi được gọi là vùng giao dịch (trading range), vùng tích lũy (consolidation zone).

 Cấu tạo của mô hình giá hình chữ nhật bao gồm các thành phần chính:

Các loại mô hình chữ nhật

Bearish Rectangle

Mô hình hình chữ nhật bearish được hình thành khi giá củng cố và tích lũy trong khoảng thời gian downtrend. Điều này xảy ra khi bên bán đang nghỉ ngơi lấy sức trước khi đẩy giá tiếp tục đi xuống.

Trong ví dụ trên, giá đã phá vỡ đáy của mô hình hình chữ nhật và tiếp tục xu hướng giảm xuống. Trader có thể đặt lệnh SELL tại mức hỗ trợ. Khi giá giảm xuống dưới mức đường hỗ trợ, nó có xu hướng giảm xuống bằng hoặc nhiều hơn chiều cao của mô hình chữ nhật trước đó.

Bullish Rectangle

Trong trường hợp vượt qua giá của mức kháng cự (cộng với độ lệch nhất định có thể) thì được xem là tín hiệu mua khi mức này được thực hiện bán đi bán lại và cuối cùng là đã vượt qua.

Khi giá phá vỡ đường kháng cự, vào lệnh BUY, đặt mục tiêu lợi nhuận bằng khoảng cách với chiều cao của mô hình hình chữ nhật trước đó.

Cách giao dịch với mô hình chữ nhật

Mô hình hình chữ nhật đại diện cho một vùng giao dịch giữa phe bò và phe gấu. Khi giá gần đường hỗ trợ, người mua đặt lệnh và đẩy giá lên cao hơn. Khi giá đến gần ngưỡng kháng cự, người bán đổ vào thị trường và ép giá xuống thấp hơn. Nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua ở mức hỗ trợ và bán ở kháng cự cho đến khi xảy ra breakout.

Giao dịch với breakout

Giao dịch khi giá retest 2 đường trendline

Khi giá bứt ra khỏi hình chữ nhật, sau đó quay lại retest đường kháng cự và hỗ trợ. Đây chính là thời điểm thích hợp để các trader tham gia vào thị trường. Phương pháp này mang lại điểm vào lệnh tốt hơn phương pháp 1 nhưng nhà đầu tư có thể bỏ lỡ cơ hội nếu giá không quay lại retest mà liên tục đi xuống.

Tóm lại, mô hình chữ nhật là một mô hình phân tích kỹ thuật cổ điển được giới hạn bởi hỗ trợ và kháng cự. Mô hình có thể được giao dịch bằng cách mua ở mức hỗ trợ và bán ở mức kháng cự hoặc mua điểm phá vỡ và sử dụng nguyên tắc đo lường để đặt mục tiêu.

Exit mobile version