Thực hư tin đồn Mt. Gox sắp xả 142.000 BTC ra thị trường

Cộng đồng đầu tư tiền mã hóa trong dịp cuối tuần đang lan truyền thông tin sàn Mt. Gox sắp hoàn trả Bitcoin (BTC) cho chủ nợ, nhưng thông tin này là không chính xác.

Vào năm 2010 lập trình viên của Mỹ là Jed McCaleb đã cho ra mắt Mt. Gox. Và chỉ sau một thời gian ngắn, Mt.Gox trở thành sàn trung gian Bitcoin lớn nhất thế giới. Tháng 6/2011, sàn Mt.Gox đã bị hack, lấy cắp 2000 Bitcoin từ tài khoản khách hàng và bán ra khoảng 650 Bitcoin với giá thấp giả tạo. Sau vụ tấn công này sàn Mt.Gox đã tiến hành bảo mật nâng cấp. Một lượng Bitcoin lớn của sàn đã được lưu trữ ngoại tuyến tại các ví lạnh. 

Mặc dù bị hacker tấn công, nhưng vào năm 2013 sàn Mt. Gox vẫn là sàn giao dịch Bitcoin lớn nhất. Và khi đó Bitcoin đã có sự nhảy vọt từ 13USD/BTC lên hơn 1200 USD/BTC. Tuy nhiên, sàn Mt.Gox phá sản vào tháng 2/2014 sau khi 850.000 Bitcoin với giá trị tương đương 423 triệu USD khi ấy biến mất. Chủ sàn Mt.Gox Karpeles phủ nhận mọi liên quan đến vụ việc, nói rằng sàn bị hack. Một số đồng Bitcoin sau đó được tìm thấy.

Đến ngày 27/08, giữa lúc thị trường tiền mã hóa vẫn đang lên xuống thất thường, cộng đồng tiền mã hóa lại xôn xao truyền tai nhau thông tin Mt. Gox sắp trả coin cho nhà đầu tư, tuyên bố sắp có áp lực bán tháo mới đè lên thị trường.

Tuy nhiên, thông tin này là không chính xác. Ủy thác viên của sàn Mt.Gox chỉ đang chuẩn bị những bước cuối cùng để bồi thường lượng tiền lên đến gần 142.000 BTC cho người dùng. Nhiều chủ nợ cũng đã phản bác thông tin sàn sắp trả coin, họ chưa thể nhập địa chỉ nhận lại BTC/BCH, cũng như chưa nhận được thông tin về thời gian trả tiền.

Trong diễn biến khác, giá Bitcoin đã lao dốc 3,4% xuống 19.947,32 USD/đồng, chính thức mất mốc 20.000 USD/đồng vào ngày 27/8 tại Singapore. Đây là lần đầu tiên Bitcoin được giao dịch dưới ngưỡng 20.000 USD kể từ ngày 14/7.

Các chuyên gia giải thích thị trường tiền mã hóa bị ảnh hưởng bởi đà bán tháo trên thị trường chứng khoán Mỹ sau bài phát biểu của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Jerome Powell. Theo vị chuyên gia, các tài sản rủi ro như cổ phiếu và tiền mã hóa đã mất đi sức hút khi lãi suất tăng cao. Tâm lý e ngại rủi ro đẩy giá Bitcoin xuống dưới ngưỡng quan trọng 20.000 USD/đồng.

Trong bài phát biểu khởi động hội nghị ngân hàng trung ương ở Jackson Hole, bang Wyoming (Mỹ), chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết sẽ tăng lãi suất khi cần thiết để giảm lạm phát.

FED đã nâng lãi suất 2,25 điểm phần trăm trong năm nay, nhưng ông Powell khẳng định vẫn chưa thể “dừng hoặc tạm ngừng tăng lãi suất”, ngay cả khi việc này có thể cản trở tăng trưởng kinh tế.

Exit mobile version