Mức thuế 1% khiến tiền điện tử bước vào ngày tận thế

Ấn Độ tiếp tục đưa tiền điện tử vào khung giam sắt.

Ấn Độ tiếp tục đưa tiền điện tử vào khung giam sắt.

Ngành công nghiệp tiền điện tử Ấn Độ chật vật vì thuế

Cộng đồng crypto tại thị trường Ấn Độ hoang mang khi chính phủ nước này tiếp tục tung luật mới cho trò chơi tiền điện tử.

Cụ thể, bộ Tài chính Ấn Độ đã công bố khoản khấu trừ thuế 1% tại nguồn (TDS) đối với tất cả các khoản chuyển nhượng tài sản tiền điện tử trên một quy mô nhất định bắt đầu từ ngày 1/7/2022.

Hành động này sẽ chính thức nhấn vào thị trường tiền điện tử ở quốc gia tỷ dân một cú đánh trời giáng. Mức thuế bắt đầu được áp dụng đối với bất kỳ người dân Ấn Độ nào thực hiện các giao dịch.

Thuế khấu trừ tại nguồn (TDS – Tax deducted at source) là một cách thu thuế gián tiếp theo thu nhập của người nhận. Theo Đạo luật thuế thu nhập, mọi khoản thanh toán cho các chi phí nhất định, thuộc phạm vi của TDS, sẽ được thanh toán sau khi khấu trừ tỷ lệ phần trăm được chỉ định.

Đây không phải là thuế mà là một nghĩa vụ, được khấu trừ tại thời điểm mua-bán sản phẩm, tại thời điểm thực hiện thanh toán, người trả tiền đã giữ lại một tỷ lệ phần trăm nhất định của số tiền và gửi cho chính phủ.  

Ngoài mức thuế TDS 1%, quy định mới về việc đánh thuế 30% đối với tiền mã hóa đã được Thượng viện Quốc hội Ấn Độ thông qua thành luật có hiệu lực bắt đầu từ ngày 1/4/2022.

Người dân Ấn Độ sẽ phải trả 30% thuế trên thặng dư trên vốn (capital gains tax). Đây là khoản thuế được đánh giá dựa trên chênh lệch giữa giá bán của tài sản và giá mua ban đầu trong các giao dịch tiền mã hóa. Ngoài ra, các nhà giao dịch không thể bù các khoản lộ gộp với lãi để được xem xét trừ thuế.

Tại sao TDS 1% lại gây tranh cãi?

Mức thuế trên khiến cộng đồng crypto phản đối kịch liệt vì họ cho rằng mức thuế này quá cao và có thể khiến các tổ chức kinh doanh tiền điện tử không có cơ hội phát triển trong nước.

Sumit Gupta, CEO Co-Founder tại CoinDCX tweet trên tài khoản của mình rằng “Các quy định là một điều đúng đắn với thị trường song 2 mức thuế CGX 30% và TDS 1% là không công bằng, nó sẽ khiến tình trạng chảy máu chất xám xảy ra ồ ạt ở thị trường trong nước”.

Dự luật thép này được nhiều chuyên gia và các nhà lập pháp tại đất nước công nghệ tỷ dân xem xét và bàn luận. Chính phủ không cần lấy ý kiến phản hồi từ các ông lớn trong ngành công nghiệp tiền điện tử.

Các nhà giao dịch và đầu tư sẵn sàng chuyển tài sản tiền điện tử của mình sang các sàn giao dịch quốc tế “dễ thở” hơn.

Đồng quan điểm, hơn 20% thành viên Hạ viện đã mạnh mẽ phản đối vì họ cho rằng dự luật áp thuế 30% đối với tiền mã hóa sẽ là con dao chặt đứt tương lai ngành công nghiệp crypto đang phát triển mạnh mẽ trong nước.

Có cái nhìn ngược lại, bộ trưởng tài chính Ấn Độ Nirmala Sitharaman nói rằng chính phủ đánh thuế vì muốn kiểm tra tận gốc các giao dịch đen không hợp pháp trên thị trường tiền điện tử.

Các quan điểm và ý kiến ​​được thể hiện bởi tác giả, hoặc bất kỳ người nào được đề cập trong bài viết này, chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin và chúng không cấu thành lời khuyên về tài chính, đầu tư hoặc các lời khuyên khác.

Exit mobile version