Theo Bộ trưởng Tài chính Mỹ, chi phí sản xuất dầu của Nga chỉ ở mức thấp. Nga vẫn thu được lợi nhuận khi áp trần giá dầu ở mức 60 USD.
Lý do Mỹ nói Nga vẫn thu được lợi nhuận nếu áp trần giá dầu ở 60USD
Hôm 12/10, tại Washington diễn ra một sự kiện của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB). Bà Yellen – Bộ trưởng Tài chính Mỹ cho biết, việc áp trần giá dầu Nga quanh 60 USD mỗi thùng là đủ để giảm nguồn thu từ năng lượng của Moskva. Mức giá này vẫn cho phép Nga có lợi nhuận.
Theo chia sẻ của bà Yellen, mức giá trần vẫn đang được Mỹ và các đồng minh phương Tây thảo luận. Người ủng hộ kế hoạch áp trần giá dầu muốn thực hiện nó vào ngày 5/12, thời điểm mà lệnh cấm nhập dầu Nga của EU có hiệu lực.
Nếu lô dầu Nga được bán dưới giá trần sẽ được cung cấp dịch vụ bảo hiểm, vay vốn từ các công ty phương Tây.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ cho hay, Nga vẫn sẵn sàng sản xuất và bán dầu ở mức 60 USD trong 5-7 năm qua. Do đó, bà khẳng định chi phí sản xuất dầu của Nga ở mức thấp: “Vì thế, chắc chắn mức giá này đủ để khiến Nga cảm thấy có lợi nhuận từ khai thác dầu”.
Gần đây, dầu Urals của Nga giao dịch thấp hơn 17 USD so với dầu Brent, quanh mức 75 USD một thùng.
Trong một hội thảo ở New York, Wally Adeyemo – Thứ trưởng Tài chính Mỹ cũng cho biết, Nga đang cố đàm phán giá ở mức thấp hơn đáng kể so với Brent trong các hợp đồng. Tín hiệu này cho thấy, ý tưởng áp trần giá dầu phần nào có tác dụng.
Nói về mục đích của sáng kiến áp trần giá, bà Yellen cho biết là để “bảo vệ thế giới khỏi hậu quả của giá dầu tăng vọt”.
Nói thêm, Bộ trưởng Tài chính Mỹ cho biết, Bộ này ý thức được vai trò tiền tệ dự trữ của đồng đôla nên không muốn quá phụ thuộc vào các lệnh trừng phạt tài chính, bởi nó có thể làm giảm ảnh hưởng của USD. Nhưng, nhiều quốc gia muốn có động thái mạnh mẽ, trong đó có việc trừng phạt ngân hàng trung ương Nga khi xung đột Nga – Ukraine nổ ra.
Bà Yellen cho rằng, khi áp đặt các lệnh trừng phạt như này thách thức rất cao. Nên để thực hiện nghiêm túc thì chỉ làm khi nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của nhiều quốc gia.
Nga cảnh báo giá dầu thế giới trên toàn cầu tăng mạnh nếu đề xuất áp trần giá dầu được áp dụng
Trước đó, ngày 20/7, Wally Adeyemo- Thứ trưởng Tài chính Mỹ đã phát biểu bày tỏ hy vọng, quy định về áp trần giá dầu Nga sẽ được thực hiện trước tháng 12, trên phạm vi toàn cầu.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ tiết lộ, giá trần có thể bằng khoảng một nửa so với mức giá mà Nga đang bán, dao động trong khoảng 40-60 USD/thùng. Tuy nhiên, chi tiết về thỏa thuận cuối cùng vẫn được công bố.
Phản hồi trước động thái này, trong cuộc họp báo diễn ra vào ngày 22/7, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga, bà Elvira Nabiullina, cho biết: “Dầu và các chế phẩm từ dầu sẽ không được cung dầu cho những nước như vậy, mà sẽ chuyển hướng đến các quốc gia sẵn sàng hợp tác”.
Bà đưa ra cảnh báo, đề xuất áp trần giá dầu Nga mà G7 đưa ra với mục đích tước bỏ nguồn thu từ năng lượng của Moskva sẽ khiến cho giá dầu trên toàn cầu tăng mạnh.